Khám phá sự tích 5 đền Đôi Cô ở nước ta

Một trong những hành trình tâm linh được nhiều người đến, quan tâm đến việc làm ăn, buôn bán thuận lợi chính là đến các đền Đôi Cô. Đặc biệ...

Đánh Giá

Rated 4.3/5 based on 9 votes

Một trong những hành trình tâm linh được nhiều người đến, quan tâm đến việc làm ăn, buôn bán thuận lợi chính là đến các đền Đôi Cô. Đặc biệt, bài viết dưới đây của Đền Thánh Mẫu sẽ phân tích chi tiết, đầy đủ nhất về những sự tích đền Đôi Cô Cam Đường, sự tích đền đôi cô Cầu Má, miếu hai cô ở Hà Nội,... cùng tìm hiểu và theo dõi nhé.


1. Khám phá Đền Đôi Cô Lào Cai linh thiêng 


Đây được coi là nơi tâm linh, linh thiêng ở trong các đền thờ có tên là Đôi Cô, đền Đôi Cô Cam Đường trước chỉ là một ngôi miếu nhỏ, nhưng chính vì sự linh thiêng, uy nghiêm đến nay đã thành ngôi đền khang trang của người dân nơi đây. Đền Cô Đôi Cam Đường ở thôn Chiềng On, phường Bình Minh, thành phố Lào Cai.

Với sự tích đền Đôi Cô Cam Đường được người dân truyền lại cho nhau nghe truyền thuyết rất lạ, ngôi đền Cô Đôi Cam Đường còn có tên khác là Cô Đôi Cam Đường. Theo các chuyên gia trong sự tích miếu hai cô ở Cam Đường rằng khi xưa, Lào Cai là vùng đất của trao đổi, buôn bán các mặt hàng nên được nhiều người đến, hồi đó có hai người con gái trẻ với độ tuổi chỉ đôi mươi, quê ở Đình Bảng Bắc Ninh lên để bán vải. Hai cô thường xuyên đến làng Chiềng On để bán hàng, từ đó tình cảm giữa dân làng và hai cô càng thân thiết nhưng cho đến thời gian dài không thấy hai cô tới đây nữa, cho đến khi người dân làng Chiềng phát hiện thấy xác của cả hai cô trôi về làng.

Chính người dân đã lập miếu thờ cho cả hai cô, từ sự thành tâm thì dân làng nơi đây làm ăn rất tốt, phát đạt. Đã có rất nhiều người đền thờ Cô Đôi Cam Đường để cầu xin sự buôn may, bán đắt trong công việc, làm ăn của bản thân.


2. Đôi nét về đền Đôi Cô ở Hòa Bình bên dòng sông Đà


Được coi là ngôi đền có cả giá trị về tâm linh, cũng như cả lịch sử thì sự tích đền Đôi Cô Cửa Chương được nhiều người đến. Đền Đôi Cô Cửa Chương nằm ở xóm Mơ, xã Hiền Lương, huyện Đà Bắc ngay bên dòng sông Đà, khi đến ngôi đền này thì bạn phải đi bằng thuyền.

Nhất là sự tích đền Đôi Cô Cửa Chương vẫn đang được nhiều người quan tâm, truyền thuyết này được kể lại rằng. Vào năm 1431, khi vua Lê Lợi đưa quân men theo sông Đà để đánh giặc ngoại xâm, nhưng sông Đà rất khó khăn, vất vả trong việc di chuyển, lương thực, thiếu thốn rất nhiều. Khi biết tin vua đem quân đánh giặc thì bà Đinh Thị Vân là con gái của vua lang Mường cùng nữ tùy tùng đã đứng ra kêu gọi dân làng, trai tráng ra tay giúp sức với vua để đánh giặc.

Cuối cùng, công sức họ bỏ ra đã có chiến thắng vẻ vang, nhưng trên đường về thì thuyền của bà Đinh Thị Vân cùng hai nữ tùy tùng bị chìm. Vua Lê Lợi lập chiếu tìm thi thể của bà và người hầu cận, sau vài ngày thì đã thấy bà Đinh thị Vân bên rặng đá Thác Bờ, đã lập thành đền để thờ và phong thành Chúa Thác Bờ. Còn hai người hầu cận được tìm thấy ở bến Chương, xã Hiền Lương, huyện Đà Bắc và được phong thành hiệu úy đền Đôi Cô Cửa Chương. 



3. Tìm về đền Đôi Cô Tuyên Quang cầu khấn hai cô


Ở vùng đất Tuyên Quang linh thiêng, thì sự tích đền Đôi Cô tại Tuyên Quang rất được nhiều người quan tâm. Ngôi đền nằm ở phường Nông Tiến, thành phố Tuyên Quang, nơi đây thờ hai cô chính là: Cô Đôi Thượng Ngàn và Cô Bơ Thoải Cung nên rất linh ứng, trang nghiêm được nhiều người kính trọng.

Chính sự uy nghiêm, linh thiêng của ngôi đền, được xây dựng từ rất lâu nên không ai còn nhớ rõ về sự tích về đền Đôi Cô Tuyên Quang nữa. Cho dù thế, vẫn rất nhiều vẫn đến ngôi đền dâng hương, cầu xin những điều may mắn trong mọi dự định từ hai thánh cô nổi tiếng nhất trong Tứ phủ Thánh Cô.


4. Khám phá đền Đôi Cô Hà Giang thờ hai cô trinh nữ


Đền Cô Đôi Cầu Má năm trên quốc lộ 2A, xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên, Hà Giang nơi đây cũng thờ phẩm tiết trinh nữ Hà Dương. Nhất là sự tích đền Đôi Cô Cầu Má được hai người dân kể lại rằng vào năm 1921 khi Pháp xây dựng tuyến quốc lộ 2 này, con sông Má rất mạnh, xiết nên lần nào xây đều bị sập.

Khi đó, ông chủ thầu người Pháp phải nhờ đến pháp sư địa phương là người dân tộc cúng thổ thần, hà bá, nhưng phải có lễ vật là hai cô gái đồng trinh thì thổ thần mới chấp nhận cho việc xây dựng thành công cầu. Lúc này, nhà thầu quyết định làm theo, tìm hai cô gái đồng trinh xung phong gieo mình xuống Sông Má để giúp cho việc hoàn thành cây cầu, ngôi đền cũng đã được lập nên để thờ hai cô gái đồng trinh Hà Dương.



5. Khám phá và ngắm nhìn Đền Đôi Cô Hà Nội


Tại mỗi vùng đất lại có những sự tích khác nhau, nhất là giữa lòng đất thủ đô ngày nay, những sự tích đền Đôi Cô Gia Lâm, hay sự tích của đền Đôi Cô Ngọc Thụy và sự tích đền Đôi Cô Bắc Cầu dường như đã có từ lâu nên không ai biết được rõ. Với đền Đôi Cô Ngọc Thụy Long Biên thì có tên gọi khác là Đền Tam Giang, nằm ở làng Bắc Cầu 1, tổ 38 Ngọc Thụy, quận Long Biên, Hà Nội.

Cùng với đó là sự tích miếu hai cô ở Yên Phụ cũng ít người nhớ đến, nhưng chính sự linh thiêng của miếu  nên rất nhiều người đến dâng hương thể hiện lòng thành kính của mình. 




Chia sẻ cho bạn bè

Bình luận