Đền Kim Liên hay còn có tên gọi là đền Cao Sơn. Đền này thuộc 1 trong “Thăng Long tứ trấn” của kinh thần Thăng Long ngày xưa. Nơi đây khôn...
Đền Kim Liên hay còn có tên gọi là đền Cao Sơn. Đền này thuộc 1 trong “Thăng Long tứ trấn” của kinh thần Thăng Long ngày xưa. Nơi đây không chỉ nổi tiếng với truyền thuyết về vị thần Cao Sơn mà nó còn nổi tiếng về lối kiến trúc xưa mang đậm bản sắc của dân tộc Việt Nam. Đền Kim Liên ở Hà Nội có lẽ ai cũng biết. Tuy nhiên địa chỉ đền Kim Liên Hà Nội chính xác là ở đâu? Đền thờ vị thần nào? Hay lễ hội đền Kim Liên vào ngày nào thì không phải ai cũng biết. Chúng ta sẽ dành thời gian tìm hiểu về ngôi đền cổ Kim Liên ngay sau đây nhé.
1. Đền Kim Liên ở đâu?
Địa chỉ đền Kim Liên Hà Nội ai cũng rõ rồi bởi nó thuộc về 1 trong Thăng Long tứ trấn của kinh thành Thăng Long xưa, là ngôi đền cực kỳ linh thiêng, ghi dấu ấn đặc biệt. Tuy nhiên địa chỉ chính xác thì có lẽ không phải ai cũng biết.
Xin giới thiệu với các bạn, đền Kim Liên nay thuộc về phường Phương Liên, Quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
Thăng Long tứ trấn xưa được nhân dân quan niệm là bốn ngôi đền thiêng trấn giữ 4 hướng Đông Tây Nam Bắc của thành Thăng Long, bao quanh kinh thành và bảo vệ kinh thành khỏi sự đe dọa từ bên ngoài.
Đền Kim Liên thuộc về 1 trong Thăng Long tứ trấn, nằm về phía nam của thành Thăng Long. Để biết về lịch sử đền thờ Kim Liên, chúng ta sẽ ngược dòng lịch sử, quay về thời vua Lý Thái Tổ tức Lý Công Uẩn tìm hiểu thêm sau đây.
2. Lịch sử đền thờ Kim Liên
Đền Kim Liên thờ vị thần nào? Nơi đây chính là nơi thờ thần Cao Sơn Đại Vương , truyền thuyết xưa kể lại rằng, vị thần này là con trai của Lạc Long Quân và Âu Cơ, thuộc về 1 trong 50 người con theo mẹ lên núi. Thần Cao Sơn đã cùng với Sơn Tinh chống lại Thủy Tinh trong câu chuyện Sơn Tinh Thủy Tinh được kể lại.
Sử sách có ghi rằng, thời xưa khi mà vua Lê Tương Dực cầm quân đi dẹp loạn, khôi phục cơ nghiệp vua Lý Thái Tổ, đến địa phận của huyện Phụng Hóa nay thuộc về xã Văn Phương, Nho Quan của tỉnh Ninh Bình thì thấy có ngôi đền ghi 4 chữ là Cao Sơn Đại Vương năm ở vị trí giữa rừng núi rậm rạp. Thấy lạ vì vậy nhà vua liền khấn cầu danh hiệu vị đại vương này, cần xin sự trợ giúp thì quả nhiên chỉ sau 10 ngày dẹp loạn, đại sự đã được thành công.
Nhằm bày tỏ lòng biết ơn chân thành, nhớ ơn đến vị thần đã giúp nhà vua dẹp loạn ở Đông Đô, người đã cho xây dựng đền thở ở thành Thăng Long.
Trong đền thờ vẫn còn tấm bia đá Cao Sơn Đại Vương thần từ bi minh nhằm ca ngợi về công lao của vị thần này. Trên bia đá còn có câu:
“ Cao Sơn lừng danh
Vòi vọi oai linh
Hễ cầu tất ứng
Ban khắp ơn lành
Ban thời vận rủi
Trời sinh Thánh Minh"
Bia đá này được dựng vào năm Nhâm Thìn, niên hiệu Cảnh Hưng 33 tức năm 1772.
Di tích đền cao sơn trở thành 1 trong những hiện tượng đặc biệt về Hà Nội xưa, vừa tạo dựng việc đánh dấu mốc giới phía Nam thành Thăng Long cổ, đồng thời tượng trưng cho sự canh giữ, giữ gìn và bảo vệ cho sự bình yên của kinh thành.
Trong đền Kim Liên, ngoài là nơi thờ vị thần cao sơn, nơi này còn thờ Tam Phủ, Thánh Mẫu và thờ chủ tịch Hồ Chí Minh.
Thăng Long tứ trấn ngoài thành Kim Liên còn có thần Bạch Mã ở đền thờ Bạch Mã, đền Quán Thánh và thần Linh Lang ở đền Thủ Lệ.
Với lối kiến trúc đặc biệt cũng như câu chuyện lịch sử đằng sau đó, đền Kim Liên mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam cùng với những di vật vô giá. Nơi đây đã được xếp hạng là di tích lịch sử cấp quốc gia cần được bảo tồn và trân trọng giữ gìn.
3. Lễ hội đền Kim Liên
Trước đây, lễ hội đình Kim Liên được tổ chức trong khoảng thời gian từ ngày 11 tháng 3 đến ngày 16 tháng 3 âm lịch, tuy nhiên ngày nay nó chỉ được gói gọn trong 2 ngày, không kéo dài thời gian như trước đây. Vì vậy ngày nay lễ hội đền Kim Liên được tổ chức vào 2 ngày là 15 và 16 tháng 3 âm lịch hàng năm, ngày 16 là ngày hội chính – đây là ngày sinh của thần cao sơn.
Sau phần nghi lễ được tổ chức một cách long trọng, người ta còn tổ chức các loại hình văn hóa, sinh hoạt, trò chơi độc đáo như chọi chim, thi nấu cơm trên thuyền hay các trò chơi dưới nước khác. Bên cạnh đó, có một trò chơi nổi tiếng và vô cùng độc đáo đó là thi tài dọn cỗ cúng thần với đủ loại mâm cỗ cực kỳ sáng tạo và độc đáo.
Vào dịp đầu năm, các bạn có thể tìm đến địa chỉ đền Kim Liên Hà Nội ở phường Phương Liên, quận Đống Đa để được chiêm ngưỡng ngôi đền cổ cũng như xem các trò chơi đặc sắc tại đây.
Bên trên chúng ta vừa dành thời gian tìm hiểu rõ hơn về lịch sử văn hóa của dân tộc, tìm hiểu về địa chỉ đền Kim Liên ở đâu, lịch sử đền thờ Kim Liên cũng như lễ hội đền Kim Liên. Hãy tham khảo ngay để bổ sung kiến thức lịch sử nhé. Sau đây là một vài hình ảnh đền Kim Liên dành cho những bạn chưa có cơ hội được đến nơi này.
Ngay bây giờ hãy cùng Blog Đền Thánh Mẫu ngắm nhìn một số hình ảnh đền Kim Liên sau đây nhé:
Tấm bia chứng nhận đền là di tích lịch sử-văn hóa quốc gia
Tổng quan nhìn bên ngoài đền
Lễ hội đền Kim Liên
>>>Tham khảo một số ngôi đền tại Hà Nội và các tỉnh thành lân cận:
>>>Đường đi tới đền Kim Niên Hà Nội: