Chắc hẳn bạn đã từng nghe về đền Kiếp Bạc nơi thờ vị anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn cùng toàn thể gia quyến tại nơi đâ...
Chắc hẳn bạn đã từng nghe về đền Kiếp Bạc nơi thờ vị anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn cùng toàn thể gia quyến tại nơi đây. Tuy nhiên khi hỏi về lịch sự đền Kiếp Bạc Côn Sơn, hay hỏi đền Kiếp Bạc ở đâu, chưa chắc mọi người đã có thể đưa ra câu trả lời. Và cùng Blog Đền Thánh Mẫu tìm hiểu một vài thông tin về lịch sử đền Kiếp Bạc Côn Sơn ngay sau đây.
1. Đền Kiếp Bạc ở đâu?
Côn Sơn, Kiếp Bạc là 2 di tích lịch sử đặc biệt quan trọng của quốc gia, thời Trần, thuộc huyện Phượng Sơn, lộ Lạng Giang. Vào thời nhà Lê đổi thành huyện Phượng Nhỡn thuộc thừa tuyên Bắc Giang sau này là trấn Kinh Bắc. Khu di tích Côn Sơn Kiếp Bạc nay thuộc địa chỉ xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
2. Lịch sử đền Kiếp Bạc Côn Sơn
Khu di tích Côn Sơn Kiếp Bạc được xếp vào là 1 trong 24 địa danh, di tích đặc biệt quan trọng của quốc gia Việt Nam. Đền Côn Sơn Kiếp Bạc thuộc địa bàn thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
Ngày xưa, Trần Quốc Tuấn là Tôn Thất của nhà Trần, con Anh Sinh Vương Trần Liễu, cháu của vua Trần Thái Tông (tức Trần Cảnh) quê làng tại thôn Bảo Lộc, Xã Mỹ Phúc, Nam Định ngay nay.
Trần Quốc Tuấn sinh vào năm Bính Tuất, ngay từ khi chào đời, từ khi còn nhỏ ông đã bộc lộ tư chất hơn người, thông minh tài giỏi hơn nữa lại được rèn luyện và giáo dục từ sớm bởi truyền thống gia đình làm quan vì vậy chẳng mấy chốc Trần Quốc Tuấn trở thành một người văn võ song toàn.
Vào hồi thế kỷ thứ 13, quân Nguyên Mông mở rộng chiến tranh chinh phục đã gây biết bao đau thương cho biết bao dân tộc từ Âu sang Á và trong đó có nước ta. Học lịch sử có lẽ tất cả mọi người đều biết về sự tích 3 lần quân Nguyên Mông kéo sang xâm lược Đại Việt ta tuy nhiên đều thất bại thảm hại.
Vào năm 1283, Trần Hưng Đạo được phong làm quốc công tiết chế tổng chỉ huy Quân đội.
Tháng 6 năm 1285 ông là người chỉ huy quân đội đánh trận Vạn Kiếp, tiêu diệt đến hơn 20 vạn quân Nguyên kết thúc thắng lợi của cuộc kháng chiến lần 2.
Năm 1287 – 1888 quân nguyên mông kéo sang xâm lược đất nước ta lần thứ 3. Từ căn cứ Vạn Kiếp, Trần Hưng Đạo đã tổ chức cuộc phản công đại bại quân Nguyên Mông trên sông Bạch Đằng. Trận chiến Bạch Đằng này sử sách ghi rất rõ, dám chắc tất cả mọi người dân Việt Nam đều ghi nhớ trận chiến anh hùng, vẻ vang này của dân tộc ta. Đó là một trong những thắng lợi vĩ đại, vô cùng hiển hách, vô cùng đáng tự hào của dân tộc.
Khi đất nước đã thoát khỏi kiếp binh đao khói lửa, Trần Hưng Đạo về sống tại phủ đệ ở Vạn Kiếp. Vua Trần cho lập Sinh Từ để thờ và Sinh Bi nhằm ca ngợi công đức của Trần Hưng Đạo ngay từ lúc người vẫn còn sống.
Vào ngày 20 tháng 8 âm lịch năm Hưng Long thứ 8 tức năm 1300, Hưng Đạo Đại Vương đã từ trần tại Dinh Vạn Kiếp, vua Trần đã phong tặng ông là “Thái sư Thượng Phụ, Thượng Quốc Công tiết chế, Nhân vũ Hưng Đạo Đại Vương” và chính thức lập đều thờ trên Vương phủ xưa.
Đền Kiếp Bạc thờ ai? Câu trả lời chính là thờ vị anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo. Côn Sơn Kiếp Bạc có thể nói là vùng đất lịch sử còn mãi âm vang với những chiến công lừng lẫy , là vùng đất huyền thoại với những thắng cảnh vô cùng tuyệt vời, di tích cổ kính đồng thời là nơi thờ 2 vị anh hùng dân tộc kiệt xuất đó là Trần Hưng Đạo và Nguyễn Trãi.
Khu di tích lịch sử Kiếp Bạc là một trung tâm nội đạo thờ Đức thánh Trần, khu di tích Côn Sơn là một trong những trung tâm phật giáp của dòng thiền phái Trúc Lâm do Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông người sáng lập lên vào thế kỷ 14.
Ngoài khu đền Kiếp Bạc Chí Linh, Hải Dương, khu di tích đền Kiếp Bạc còn được xây dựng tại tỉnh tuyên quang. Địa chỉ đền Kiếp Bạc Tuyên Quang có vị trí tại phương Tân Quang, thành phố Tuyên Quang. Đền được tọa lạc trên một khu đất cao bên dòng sông Lô. Từ bao đời nay, ngôi đền này đã gắn bó với lịch sử vùng đất Tuyên Quang.
3. Lễ hội đền Kiếp Bạc Hải Dương
Từ xa xưa, hội đền Kiếp Bạc không thể thiếu nghi lễ hầu thánh. Hưng Đạo đại vương được phong làm Đức Thánh Trần. Và hoạt động hầu thánh được đưa vào kể từ ngày 17 tháng 8 âm lịch năm 2006, liên hoang diễn xướng hầu thánh ở đền Kiếp Bạc được Viện Văn Hóa và thông tin, sở văn hóa thông tin tỉnh Hải Dương thử nghiệm tổ chức.
>>Người ta đến đền Kiếp Bạc cầu gì?
Theo những lời truyền miệng dân gian cho hay, trong những ngày hội, lễ hội đền Kiếp Bạc Hải Dương người ta thấy những người đàn bà vô sinh, hiếm muộn, những người khó có con, người ta đến đền để cúng bái cầu xin có con.
Ngoài ra trong thế giới tâm linh, trong tín ngưỡng văn hóa, người ta cũng tin rằng, khi đến đền thờ cầu xin sự may mắn, cần an, tránh những vận hạn, cầu tự, cầu phúc đều sẽ được toại nguyện. Do đó nhiều người đến lễ đầu năm tại đền và cuối năm đến lễ tạ. Cùng đến lắng nghe tiếng đọc văn khấn đền Kiếp Bạc với mục đích cầu đức thánh phù hộ độ trì cho tín chủ một năm an khang, thịnh vượng.
Sau đây kính mời quý bạn cùng chúng tôi ngắm nhìn một số hình ảnh về đền Kiếp Bạc:
>>>Tham khảo một số ngôi đền khác:
- Đền Hai Bà Trưng Mê Linh Hà Nội và sự tích đằng sau đó
- Thông tin cần biết về di tích lịch sử: Đức Thánh Cả
- Đền Hai Bà Trưng Mê Linh Hà Nội và sự tích đằng sau đó
- Thông tin cần biết về di tích lịch sử: Đức Thánh Cả
>>>Đường đi đến Đền Kiếp Bạc mà quý bạn có thể tham khảo: