Đền Hai Bà Trưng Mê Linh Hà Nội và sự tích đằng sau đó

Đền Hai Bà Trưng hay còn có tên gọi là đền Hạ Lôi. Ngôi đền linh thiêng này gắn liền với sự tích Hai Bà Trưng, 2 vị liệt nữ anh hùng của d...

Đánh Giá

Rated 4.3/5 based on 9 votes

Đền Hai Bà Trưng hay còn có tên gọi là đền Hạ Lôi. Ngôi đền linh thiêng này gắn liền với sự tích Hai Bà Trưng, 2 vị liệt nữ anh hùng của dân tộc đó là Trưng Trắc và Trưng Nhị - những người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa đánh đổ ách thống trị nhà Đông Hán vào những năm 40-43 sau công nguyên, và giành lại nền độc lập tự chủ của đất nước. Đền Hai Bà Trưng ở đâu? Sự tích của đền cũng như một vài hình ảnh đền Hai Bà Trưng? Hãy cùng Đền Thánh Mẫu tìm hiểu rõ hơn ngay sau đây nhé.

1. Đền Hai Bà Trưng ở đâu?

Đền Hai Bà Trưng nằm trên 1 khu đất cao, rộng, nhìn ra khu vực đê sông Hồng. Toàn bộ khu du tích này rộng đến 128.824m2 gồm các hạng mục như cổng đền, nghi môn ngoại, nhà khách, nghi môn nội, gác trống, gác chuông, nhà tả, hữu mạc, đền thờ của Hai Bà Trưng, đền thợ phụ thân và phụ mẫu của Hai Bà, còn có cả đền thơ phụ thân phụ mẫu của ông Thi Sách, cùng các khu thờ nữ tướng triều Hai Bà Trưng...

Đền Hai Bà Trưng tọa lạc tại thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội. Có lẽ chính vì thế mà ngoài cái tên Hai Bà Trưng, ngôi đền này còn có tên gọi khác là đền Hạ Lôi.



2. Sự tích đền Hai Bà Trưng Mê Linh Hà Nội

Đền Hai Bà Trưng Mê Linh Hà Nội được lập nên nhằm bày tỏ lòng biết ơn, tưởng nhớ của dân tộc ta đối với hai vị nữ tướng anh hùng của dân tộc.

Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng vào những năm 40-43 trước sau công nguyên, là một cuộc tổng khởi nghĩa vũ trang giành thắng lợi đầu tiên của nhân ta cách đây gần 20 thế kỷ. Cuộc khởi nghĩa này đã lật đổ hoàn toàn ách thống trị kéo dài trong suốt 219 năm của phong kiến phương Bắc trên vùng đất Văn Lang, Âu Lạc thời xưa

Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã lấy lại sự tự do cho dân tộc, làm rạng rõ non sông Việt Nam, làm vẻ vang hình ảnh phụ nữ Việt Nam và đem lại lòng tự hào cho vùng đất Mê Linh, Hà Nội, vùng đất sinh ra 2 người nữ anh hùng đầu tiên của dân tộc ta.

Để tưởng nhớ công ơn to lớn không thể kể siết của Hai Bà Trưng, nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (Mê Linh là vùng đất thuộc tỉnh Vĩnh Phúc xưa, mới được sáp nhập vào Hà Nội kể từ ngày 29 tháng 5 năm 2008) đã lập đền thờ Hai Bà tại thôn Hạ Lôi, Mê Linh, Hà Nội.

Hàng năm nhân dân tổ chức lễ hội đền thờ Hai Bàn Trưng nhằm tưởng nhớ công đức của Hai Bà và các tướng lĩnh bắt đầu từ ngày 4 tháng giêng âm lịch đến ngày 10 tháng giêng.

Theo phong thủy, thành Mê Linh xưa tựa hình như một con voi trắng đang uống nước và đền Hai Bà Trưng được xây dựng trên lưng con voi đó.

Ngày xưa ngôi đền chỉ được dựng bằng tranh tre, nứa lá, tuy nhiên theo thời gian ngôi đền đã được tu sửa, trùng tu lại và cuối cùng có hình dáng như bây giờ.

Ngày nay, ngôi đền Hai Bà trung Mê Linh Hà Nội không chỉ được nhân dân quanh vùng đó mà còn được nhiều du khách thập phương tìm đến với mong muốn thắp nén hương tưởng nhớ công lao to lớn của người con ưu tú đất Việt, người đã có công đánh đuổi giặc ngoại xâm, lấy lại quyền tự do cho dân tộc.

Ngoài ngôi đền Hai Bà Trưng Mê Linh Hà Nội, nhân dân còn lập đền thờ Hai Bà ở Hát Môn. Đó là do sau khi cuộc khởi nghĩa dành thắng lợi, dân tộc ta bước sang một trang sử mới đó là đấu tranh giành thắng lợi. Tuy nhiên sau một năm trời cầm cự chiến đấu, biết mình không thể chống đỡ nổi vì lực lượng 2 bên chênh lệch cực kỳ lớn, Hai Bà đã về Hát Môn gieo mình xuống dòng sông Hát Giang tuẫn tiết, hôm đó là ngày 6 tháng 3 năm 43. Nhân dân ta đã vô cùng thương tiếc không chỉ lập đền thờ hai ba ở Mê Linh Hà Nội mà còn lập đền thờ tại Hát Môn. Địa chỉ đền thờ Hai Bà Trưng ở Hát Môn đó là tại tỉnh Phúc Thọ, Hà Tây cũ. Lễ hội đền Hát Môn được tổ chức vào ngày mà Hai Bà mất đó là ngày 6 tháng 3 hàng năm.

Đền Hai Bà Trưng là nơi sinh hoạt văn hóa, là nơi tâm linh của nhân dân địa phương qua đó những giá trị văn hóa phi vật thể được kết tinh và biểu hiện ở lễ hội đền thờ Hai Bà Trưng. Ngày mùng 6 là ngày chính hội bởi tương truyền đây là ngày Hai Bà Trưng mở tiệc khao quân do đó dân làng mở hội ngày này chính nhằm kỷ niệm sự kiện đó.

Di tích Hai Bà Trưng chứa đựng nhiều giá trị đặc biệt cả về lịch sử, văn hóa, khoa học, kiến trúc và nghệ thuật. Đây là nơi gắn bó mật thiết với đời sống cộng đồng trong sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng và thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta. Di tích đền Hai Bà Trưng đã được thủ tướng chính phủ quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt.

Một vài hình ảnh đền Hai Bà Trưng chúng ta cùng chiêm ngưỡng sau đây. Nếu có dịp nhất định bạn phải đến đây một lần:



Quang cảnh đền



Tượng thờ bà Trưng Trắc-Trưng Nhị

>>>Tham khảo một số ngôi đền tại Hà Nội quý bạn có thể quan tâm:

>>>Đường đi đến đền Hai Bà Trưng ở Mê Linh Hà Nội:


Chia sẻ cho bạn bè

Bình luận