Sự tích đền Lảnh Giang Hà Nam không phải ai cũng biết

Đền Lảnh Giang hay còn có tên gọi khác là Lảnh Giang linh từ. Ngôi đền này nằm trong 1 khuôn viên rộng gần 3000 m2, bao quanh là không gia...

Đánh Giá

Rated 4.3/5 based on 9 votes

Đền Lảnh Giang hay còn có tên gọi khác là Lảnh Giang linh từ. Ngôi đền này nằm trong 1 khuôn viên rộng gần 3000 m2, bao quanh là không gian xanh tươi mát của vườn nhãn, cây đa, bến nước, đầm sen, có cửa đền hướng ra dòng sông Hồng. Đền  là ngôi đền nôi tiếng của Hưng Yên, Hà Nam tuy nhiên không phải ai cũng biết đến ngôi đền linh thiêng này. Trong bài ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về sự tích đền Lảnh Giang Hà Nam và cả địa chỉ đền Lảnh Giang Hưng Yên. Tại sao ngôi đền này lại có mặt ở cả Hà Nam và Hưng Yên. Cùng Blog Đền Thánh Mẫu sẽ cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé.


1. Đền Lảnh Giang ở đâu?

Đền còn được gọi là Lảnh Giang linh từ, hiện đang tọa lạc tại thôi Yên Lạc, Xã Mộc Nam, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Ngôi đền này nằm bên bờ hữu ngạn của sông Hồng, sát cạnh chân đê nối với các tỉnh Hà tây cũ, Hà Nội và cả Nam Định. Phía đối diện của đền  chính là tỉnh Hưng Yên do đó rất thuận tiện cho giao thông cả đường bộ và đường thủy.

Chính vì vậy mà nhiều người nhầm tưởng rằng đền Lảnh Giang ở Hà Nam ngoài ra còn có cả ở Hưng Yên. Và tìm địa chỉ đền Lảnh Giang Hưng Yên. Tuy nhiên thật ra ngôi đền này ở gần Hưng Yên do đó nhiều người có sự nhầm lẫn. Từ thị trấn Đồng Văn của tỉnh Hưng Yên bạn đi theo quốc lộ 60A đi thêm 8km sẽ đến ngã ba thị trấn Hòa Mạc tỉnh Hưng Yên, rẽ trái đi 5km thì sẽ đến bến đò Yên Lệnh, ngược bờ đê sông Hồng thêm 3km là tới ngôi đền .

Những kiêng kỵ nên tránh khi đi đền phủ, chùa Việt Nam mà ít ai biết tới:


2. Sự tích đền Lảnh Giang Hà Nam




Không ít người thắc mắc không rõ đền Lảnh Giang thờ ai? Để biết điều đó, bạn hãy tìm hiểu câu chuyện truyền thuyết sau đây để biết thêm nhé.

Theo truyền thuyết xưa kể lại rằng, lịch sử đền Lảnh Giang có thờ Tam vị danh thần đời Hùng Vương thứ 18. Tam vị danh thần này là 3 con rắn, con của nàng Quý người trang Hoa Giám nay thuộc về xã Yên Lạc, người này đã có công giúp vua Hùng Duệ Vương chống lại Thục Phán và sau được phong là Nhạc Phủ Ngư thượng đẳng thần, sau đó lại được gia phong làm Trấn Tây An Tam Kỳ Linh ứng thái thượng đẳng thần.

Tương truyền cho biết rằng, ở trấn Sơn Nam có đôi vợ chồng hiền lành, tốt bụng, mặc dù ăn ở phúc đức tuy nhiên mãi vẫn không có lấy 1 mụn con. Một hôm nọ đang đi dạo chơi, người vợ gặp được 1 cô gái mồ côi đi tha phương cầu thực, bà liền nhận cô gái làm con nuôi và đặt tên là Quý.

Trong một lần ra bờ sông tắm gội, nàng Quý bị 1 con thuồng luồng lao tới quấn 3 vòng quanh người nhưng nàng không chết mà lại có thai. Khi nàng có thai nàng đã chuyển đến trang Hoa Giám, thôn Yên Lạc ngày nay sinh sống để tránh nhũng lời dèm pha không hay từ dân làng.

Tuy nhiên khi đến ngày sinh, nàng Quý lại sinh được 1 bọc chứ không phải là đứa trẻ như những đứa trẻ bình thường khác. Nghĩ rằng đây là điềm gở vì vậy nàng Quý đã bỏ cái bọc đó xuống sông. Các bọc trôi theo dòng nước trôi về trang Đào Động chính là xã An Lễ, Quỳnh Phụ, Thái Bình ngày nay rồi sau đó mắc vào chiếc lưới đánh cá của một ngư dân.

Sau nhiều lần gỡ bỏ nhưng không được, cái bọc vẫn cứ mắc vào lưới, người đánh cá thấy lạ bèn chắp tay khấn vái thần sông và lấy dao rạch ra thì bất ngờ giật mình thấy ba con rắn từ trong bọc chui ra và trườn xuống sông.

Vào lúc đó, Thục Phán thuộc dòng dõi tôn thất của Vua Hùng thấy Vua Hùng đời thứ 18 đã cao tuổi mà không có con trai nối dõi nên đã cầu viện giặc phương Bắc với ý muốn cướp ngôi.

Biết Thục Phán làm phản, Vua Hùng đã cho lập đàn cầu trời đất và đêm ấy nhà vua mơ thấy sứ giả từ trời xuống truyền rằng triệu 3 vị thủy thần đội lốt rắn sẽ đến dẹp giặc giúp vua. Vua Hùng tỉnh giấc liền sai người đi tìm theo đúng lời sứ giả.

Khi đến trang Đào Động, 1 trong 3 con rắn đã hiện thân thành người tên Vĩnh yết kiến và xin đem theo 2 anh em rắn của mình cũng như quần binh đi đánh giặc. Và dưới sự chỉ huy của ông Vĩnh, quân Vua Hùng thứ 18 đã đánh tan tác đạo quân Thục Phán.

Để ban thưởng, Vua Hùng đã phong ông là Nhạc Phủ Ngư Thượng Đẳng Thần nhưng ông không nhận và cúi xin phép cho mình cũng như 2 anh em rắn về quê mẹ sinh sống. Sau khi ông mất, nhà vua phong ông là Trấn Tây An Tam Kỳ Linh Ứng Thái Thượng Đẳng Thần, đồng thời ban sắc chỉ cùng tiền cho người dân địa phương rước thần hiệu, dựng đền và ngôi đền đó chính là đền meng tên Lảng Giang như bây giờ. Ngôi đền thờ ông cùng 2 anh em rắn còn lại.


3. Lễ hội đền Lảnh Giang Hà Nam

Hàng năm, lễ hội đền Lảnh Giang Hà Nam sẽ tổ chức 2 kỳ lễ hội lớn. Kỳ 1 kéo dài từ ngày mùng 2 đến ngày mùng 5 tháng 6 âm lịch hàng năm. Kỳ 2 sẽ diễn ra vào ngày 20 tháng 8 âm lịch.

Vào dịp lễ hội sẽ tổ chức các nghi thứ tế lễ, rước thánh, kèm theo nhiều trò chơi khác. Canh vào đúng dịp hội hè, bạn có thể tìm đến địa chỉ đền Lảnh Giang để chiêm ngưỡng ngôi đền cổ, thắng cảnh cũng như tham gia lễ hội, tìm hiểu về phong tục tập quán, văn hóa vùng đất này.

Vào năm 1996, ngôi đền đã được bộ Văn hóa , Thể thao và Du lịch xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia cần được giữ gìn, bảo vệ.

Hướng cách sắm lễ đền Lảnh Giang, nên cầu gì thì đúng thì mời bạn xem tại:


Một vài hình ảnh đền Lảnh Giang bạn có thể xem thêm sau đây:

Lễ hội tại đền 


Khai mạc lễ hội ở đền


Hình ảnh bên ngoài xung quanh đền Lảnh Giang 

>>>Tham khảo một số đền tại Hà Nam và các tỉnh lân cận mà quý bạn có thể quan tâm:



>>>Đường đi đến đề Lảng Giang ở Hà Nam:



Chia sẻ cho bạn bè

Bình luận