Bạn đang muốn đi khám phá các đền, đặc biệt là đền Đồng Cổ và cũng muốn tìm hiểu rõ về lễ hội đền Đồng Cổ có đẹp không, cùng với đó là nhữn...
Bạn đang muốn đi khám phá các đền, đặc biệt là đền Đồng Cổ và cũng muốn tìm hiểu rõ về lễ hội đền Đồng Cổ có đẹp không, cùng với đó là những sự tích đền Đồng Cổ có những gì mà bạn chưa biết. Hãy cùng chuyên gia của Đền Thánh Mẫu khám phá rõ về đền Đồng Cổ ở đâu trong cả nước, cùng tìm hiểu rõ chi tiết về kiến trúc của ngôi đền này để có thể thắp hương thể hiện được lòng thành của bản thân.
1. Cùng nhau tra cứu địa chỉ Đền Đồng Cổ ở đâu trong nước ta?
Một trong nhiều thắc mắc là muốn đến được đền cần biết được đền nằm tại ở đâu, cũng như biết rõ được đường đi để có thể đến và tham gia các lễ hội đền Đồng Cổ khi đền tổ chức để mọi người đến. Sau đây là những thông tin chính xác nhất về địa điểm của đền Đồng Cổ Hà Nội và đền Đồng Cổ ở Thanh Hóa, giúp bạn có nhiều tin tức nhất.
Với đền Đồng Cổ ở Hà Nội ở trên hình ảnh thì địa điểm của đền là số 353 phố Thụy Khuê, phường Bưởi, quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội. Đền cách Hồ Gươm khoảng 7km về hướng Tây Bắc, có rất nhiều phương tiện đi lại đi qua điểm đó nên thuận lợi cho việc bạn sử dụng phương tiện để đến tham quan và thắp hương bên trong đền.
Còn với đền Đồng Cổ ở Thanh Hóa có địa điểm là nằm bên chân núi Khả Lao, làng Đan Nê, xã Yên Thọ, huyện Yên Định, Thanh Hóa và đây được coi là ngôi đền tâm linh, cũng là một trong những ngôi đền di tích lịch sử văn hóa của huyện được xếp hạng Quốc Gia. Đây cũng là ngôi đền Đồng Cổ chính gốc ngay từ thời xa xưa.
Để hiểu rõ hơn về đền thờ thần Đồng Cổ hãy cùng chuyên gia chúng tôi khám phá chi tiết về sự tích đền Đồng Cổ mà xa xưa đã ghi lại, chứng minh cho hiện nay thấy được tinh thần của dân tộc. Và còn tìm hiểu về kiến trúc bên trong mà đền có tên Đồng Cổ hiện nay ra sao, nó có phong cách từ thời nào, có ý nghĩa gì khi ở phong cách đó.
2. Tìm hiểu về sự tích và kiến trúc của đền Đồng Cổ cổ kính và uy nghiêm
Như sự tích đền Đồng Cổ từ xa xưa để lại, thần Đồng Cổ còn có tên gọi khác là thần trống đồng, là vị thần có công trong việc chống ngoại xâm và giặc trong nước trong những tín ngưỡng xa xưa của người Việt. Theo các chuyên gia và trong sách dã sử cho biết năm 1020 Thái tử Phật Mã theo mệnh của Lý Thái Tổ dẫn quân đi đánh chiếm Chiêm Thành, và nghỉ chân ở đây. Cho đến giờ Tý thì bỗng có một vị thần cao lớn, mặc áo giáp và tay cầm binh khí đứng trước Phật Mã và nói sẽ giúp sức đánh giặc cùng họ. Phật Mã đem quan vào đến Tân Bình (nay là Quảng Bình) thì đánh bại quân giặc, thắng trận quay về, lên núi Đồng Cổ làm lễ tạ.
Ngoài ra, còn có trong Đại Việt Sử Ký toàn thư còn có những lưu truyền khác về những sự tích của đền thờ thần Đồng Cổ rất linh thiêng này, đây được cho là ngôi đền thể hiện tinh thần giữ nước, đánh giặc ngoại xâm của cả dân tộc. Nên đến những ngày lễ lớn của quốc gia, hay ngày tổ chức hội thề đền Đồng Cổ từ thời xưa các vua chúa, từ các thời đều tổ chức, thắp hương cả đền Đồng Cổ ở Thụy Khê Hà Nội hoặc Thanh Hóa, cho đến hiện nay thì vẫn rất đông người giữ nguyên những nghi thức, lễ hội đó.
Cùng với hình ảnh đền Đồng Cổ hiện nay ở cả hai nơi đều có những kiến trúc khác nhau trong ngôi đền, nhưng vẫn giữ nét uy nghiêm, linh thiêng của đền Đồng Cổ. Hiện nay ở đền Đồng Cổ ở Hà Nội đã được trùng tu, kiến trúc hiện nay mang phong cách thời Nguyễn, cổng tam quan xây lại thành kiểu nghi môn. Ở Thanh Hóa trước đền còn có hồ bán nguyệt như một tấm gương nhưng vẫn giữ nguyên tinh thần của cả dân tộc trong ngôi đền linh thiêng này.
3. Hòa mình vào lễ hội đền Đồng Cổ ở hai nơi trong tập tục xưa kia
Chắc chắn đến với đền Đồng Cổ ở hai nơi, thì đều có những lễ hội khác nhau, mà vẫn thể hiện được đúng nét lịch sử, nét linh thiêng mà ngôi đền từ xa xưa để lại. Với đền Đồng Cổ ở Thụy Khê thì có ba di tích lớn thờ thần Đồng Cổ. Đền Đồng Cổ Kẻ Bưởi và quan trọng nhất là hội thề Đồng Cổ (diễn ra ngày 4 tháng 4 âm lịch) ở đây đã được trải qua hàng nghìn năm đến nay vẫn giữ nguyên giá trị, thể hiện sự trung thành với lòng yêu nước.
Còn lễ hội đền Đồng Cổ ở Thanh Hóa thì cứ hàng năm vào hai ngày 14, 15 tháng 3 âm lịch sẽ tổ chức hội đền Đồng Cổ để ghi nhớ công ơn của thần Đồng Cổ trong suốt các năm chống giặc ngoại xâm. Không những thế, bạn đến đây sẽ được nghe sự tích huyền thoại mà thể hiện được tinh thần ý chí quật cường, thượng võ trong hành trình giữ nước và dựng nước.
Trên đây là những thông tin đầy đủ về di tích đền Đồng Cổ để giúp bạn có cái nhìn tổng quát nhất về ngôi đền, có thể đến tham quan và thể hiện tinh thần yêu nước, lòng thành của mình khi đến với ngôi đền. Nếu có câu hỏi nào thắc mắc đến lễ hội đền Đồng Cổ thì hãy gửi về cho chúng tôi, để chuyên gia giải đáp nhanh nhất và chính xác nhất và giúp bạn hiểu rõ chi tiết đến ngôi đền mà bạn sắp đến và tham gia các lễ hội quan trọng ở ngôi đền này.