Sự tích và lịch sử hào hùng Đền Bà Kiệu

Đền Bà Kiệu thờ ai ? Đền có tên Bà Kiệu và còn có tên chữ là Thiên Tiên điện, là một ngôi đền thờ ba vị nữ thần: Liễu Hạnh Công chúa, Quỳnh...

Đánh Giá

Rated 4.3/5 based on 9 votes

Đền Bà Kiệu thờ ai ? Đền có tên Bà Kiệu và còn có tên chữ là Thiên Tiên điện, là một ngôi đền thờ ba vị nữ thần: Liễu Hạnh Công chúa, Quỳnh Hoa và Quế Nương. Vậy đền Bà Kiệu ở đâu và ngày hội đền bà kiệu diễn ra khi nào ? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

1. Đền Bà Kiệu ở đâu

Địa chỉ đền Bà Kiệu nằm bên thắng cảnh hồ Hoàn Kiếm, đối diện với đền Ngọc Sơn, nhìn qua Tháp Bút, và cầu Thê Húc. Đền có tên là "Thiên Tiên Điện", được xây dựng từ thời Lê Trung Hưng để thờ ba vị nữ thần: Liễu Hạnh công chúa, Đệ nhị Ngọc nữ Quỳnh Hoa và Đệ tam Ngọc nữ Quế Nương. Những năm đầu thế kỷ, do qui hoạch mở đường nên đã tách kiến trúc đền làm hai phần. Tam quan nằm sát bên hồ Hoàn Kiếm và đền chính tọa lạc song song, cách đường phố Đinh Tiên Hoàng.



Đền Bà Kiệu Hồ Gươm Hà Nội


2. Sự tích đền Bà Kiệu

Sự tích đền theo tư liệu thần phả cho biết: Vốn là con gái Ngọc Hoàng vì đánh vỡ chén ngọc nên bị giáng xuống cõi trần. Đầu thai vào nhà Lê Thái Công với cái tên Giáng Tiên, rồi làm con nuôi vị hưu quan họ Trần. Giáng Tiên không những đẹp người mà còn đủ tài cầm, kỳ, thi, họa. Lấy chồng họ Đào con một viên quan ở làng, sinh được 2 người con 1 trai, 1 gái. Vợ chồng đang yên ấm xum vầy thì đã đến hạn về trời. Không bệnh tật gì, bỗng nhiên nàng hóa. Song lòng trần không dứt nàng lại xin vua cha cho xuống hạ giới, với phép biến hóa thần thông nàng đi ngao du khắp cõi, ẩn hiện bất thường, khi thì làm cô bán rượu ở Tây Hồ xướng họa cùng Trạng Bùng và nho sinh họ Ngô, họ Lý, lại lúc làm thơ ghẹo sứ bộ từ phương Bắc trở về. Cuối cùng nàng vào vùng đất Nghệ An kết duyên với một nho sĩ vốn là chồng cũ thác sinh, sau khi sinh được một người con trai nàng lại phải về trời. Ba năm đằng đẵng trên thiên đình, nỗi nhớ cõi trần day dứt không yên,Công chúa Liễu Hạnh lại xin xuống trần lần nữa, lần này Công chúa mang theo hai thị nữ là Quỳnh Hoa và Quế Hoa ở lại phố Cát, Thanh Hóa nơi núi non xinh đẹp, hoa cỏ tốt tươi, giếng ngọc linh thiêng, người vào Nam ra Bắc. Ở đây Tiên Chúa thường hiển linh ban phúc cho người lành giáng họa cho kẻ ác, dân chúng nhớ ơn đã lập đền thờ phụng. Mẫu Liễu Hạnh chính là biểu tượng của tình yêu, tự do, sự nhập thế và dấn thân vì cuộc sống đời thường.

Theo tư liệu văn bia hiện còn, lịch sử đền Bà Kiệu Hà Nội thì đền là một di tích hoàn chỉnh gồm phần kiến trúc và khuôn viên. Do có sự quy hoạch mở đường hồi đầu thế kỷ XX nên đã tách kiến trúc làm hai phần. Tam quan ở sát Hồ Gươm, còn đền thờ ở về bên này đường, toạ lạc theo hướng nam, sát bờ bắc của hồ Hoàn Kiếm.


Đền thờ chúa Liễu Hạnh


4. Đền bà Kiệu thờ ai ?

Đền Bà Kiệu, tên chữ là Thiên Tiên điện, là một ngôi đền thờ ba vị nữ thần: Liễu Hạnh Công chúa, Quỳnh Hoa và Quế Nương. Tại di tích đền Bà Kiệu còn lưu giữ những di vật mang giá trị văn hóa của các triều đại Lê, Tây Sơn, Nguyễn. Trước hết phải kể đến quả chuông lớn bằng đồng (cao 94cm, đường kính miệng 45cm) đúc năm Cảnh Thịnh thứ 8 (1800). Chuông do một vị quan dưới Triều Tây Sơn là Nhuận Trạch Hầu Trần Duy Ứng cung tiến vào đền. Tiếp đến là 4 tấm bia đá:

- Hưng Công Bi (bia Hưng Công) dựng năm Cảnh Thịnh 8 (1800) ghi lại việc Trần Duy Ứng, một vị quan thời Tây Sơn cung tiến vào đền.

- Trùng tu Huyền Chân Từ Bi Ký (bia ghi việc trùng tu đền Huyền Chân) dựng năm Tự Đức 19 (1866). Bia do quyền Tuần Phủ Hưng Hóa Nguyễn Duy Dĩ cùng các chức sắc trong làng viết về lai lịch ngôi đền và lần trùng tu năm Tự Đức 17 (1864) đã để lại nhiều dấu ấn về mặt kiến trúc đến hôm nay.

- Thiên Tiên điện nguyên phụng quản nhận thế thứ hương hỏa Lê tộc tổ tiên tòng hương bi (bia ghi tổ tiên thế thứ dòng họ Lê nguyện nhận trông nom điện Thiên Tiên được làng cho tòng tự). Bia dựng năm Tự Đức (1874), chép 5 đời họ Lê từ cao tổ là Trọng Hiên đến đời thứ năm là Trọng Tín.

- Lê tộc bi ký (bia ghi về họ Lê) dựng năm Bảo Đại 8 (1933) ghi việc ông Lê Chất Ký và Lê Văn An được phối hưởng tại điện thờ.



5. Lễ hội đền Bà Kiệu có ý nghĩa như thế nào ?

Ngày hội đền bà Kiệu diễn ra khi nào ? Hiện tại chưa có ngày nào chính xác là ngày lễ hội đền bà Kiệu nhưng đền được người dân đến thắp hương cúng bái vào những dịp đầu năm, những ngày mùng 1 đầu tháng, những ngày 15 âm lịch hàng tháng với mong muốn cầu bình an, cầu tài, cầu lộc cho gia đình. 

Qua bài viết chắc hẳn bạn đã hiểu rõ sự tích đền Bà Kiệu cũng như ý nghĩa lễ hội đền có tên Bà Kiệu. Đền Bà Kiệu Hà Nội ngôi đền thiêng cổ kính tọa lạc tại không gian thiêng giữa lòng thủ đô Hà Nội, thờ Mẫu Liễu Hạnh bậc “Mẫu Nghi Thiên Hạ” là di tích quý hiếm, sẽ mãi mãi là niềm tự hào không chỉ của riêng người Hà Nội mà còn là của cả nước.



>>> Địa chỉ đền Bà Kiệu tại Hà Nội trên Google Map:


Chia sẻ cho bạn bè

Bình luận