Cùng nhìn sự tích hào hùng đền Bạch Mã ở Hà Nội và Nghệ An

Có một ngôi Đền có tên là Bạch Mã, ngôi đền này là một công trình kiến trúc nổi tiếng và là một khu di tích mang đậm dấu ấn lịch sử của Việ...

Đánh Giá

Rated 4.3/5 based on 9 votes

Có một ngôi Đền có tên là Bạch Mã, ngôi đền này là một công trình kiến trúc nổi tiếng và là một khu di tích mang đậm dấu ấn lịch sử của Việt Nam. Vậy đền Bạch Mã ở đâu, đền Bạch Mã thờ ai và lễ hội đền Bạch Mã mang ý nghĩa gì ? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.


Đền Bạch Mã Hà Nội

1. Đền Bạch Mã nằm ở đâu?

Địa chỉ đền Đền Bạch Mã Hà Nội được biết đến với là những khu di tích của thủ đô Hà Nội và là một trong 4 ngôi đền mang những giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa trên mảnh đất giàu truyền thống cách mạng Nghệ An.

- Đền Bạch Mã Hà Nội: Đền trước kia thuộc phường Hà Khẩu, huyện Thọ Xương, nơi cửa sông Tô Lịch đổ ra sông Hồng, đoạn sông Tô Lịch nơi đây đã bị lấp. Hiện nay đền ở số nhà 76 phố Hàng Buồm, thành phố Hà Nội. 

- Đền Bạch Mã Nghệ An: Đền có tên Bạch Mã nằm ở thôn Tân Hà, xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Từ lúc khởi dựng đến nay đền vẫn nằm vị trí cũ.


Sự tích về ngôi đền Sái Hà Nội

2. Sự tích đền Bạch Mã trong cổ truyền dân tộc Việt Nam

- Sự tích đền Bạch Mã Hà Nội lại khác với sự tích đền Bạch mã ở Nghệ An. Đền tại Hà Nội là ngôi đền thờ thần Long Đỗ, hiệu Quảng Lợi Bạch Mã đại vương. Đền Bạch Mã lấy tích từ câu chuyện kể về Lý Thái Tổ cầu thần Long Đỗ mong được sự phù trợ định đô, xây thành, nên nằm mơ thấy: Bằng dấu chân của mình, một con ngựa trắng đã chỉ cho vua biết đường thành Thăng Long phải trải qua những đâu thì đắp mới được vững vàng. Vì thế khi xây xong thành, nhà vua đã phong thần Long Đỗ là Thành hoàng quốc đô Thăng Long và đặt tên cho đền là Bạch Mã. Tương truyền lịch sử đền Bạch Mã hàng Buồm Hà Nội được xây dựng từ thế kỷ thứ IX và được trùng tu nhiều lần. Di tích Đền Bạch Mã là một trong tứ trấn của kinh thành Thăng Long. Trong đền còn bức hoành phi ghi 4 chữ: “Đông trấn chính từ” (đền chính trấn giữ phía Đông). Thời Nguyễn vào năm 1939 dựng thêm Văn chỉ bên trái đền, lại dựng phương đình (tức đình hình vuông) để làm nơi cúng lễ. 



Di tích Đền Bạch Mã Hà Nội

- Đền Bạch Mã Nghệ An có tên chữ gọi là “Bạch Mã Từ” được xây dựng từ thời Lê để thờ Phan Đà (thần Bạch Mã) - vị tướng tài đã có công lớn trong cuộc chiến chống quân xâm lược nhà Minh. Sự tích đền Bạch Mã Nghệ An gắn liền với dấu ấn lịch sử của vị tướng tài Phan Đà. Những lúc xung trận, Phan Đà thường mặc áo giáp trắng, cưỡi ngựa trắng, nên khi ông mất, Lê Lợi đã phong cho ông là “Đô Thiên Đại Đế Bạch Mã Thượng Đẳng Thần” và sức cho nhân dân trong xã lập đền thờ nơi Phan Đà đã trút hơi thở cuối cùng để đời đời cúng tế. Vì vậy, nhân dân thường gọi là Bạch Mã.

Cùng luận bàn về đền Quán Thánh Hà Nội

3. Ngắm nhìn lễ hội đền Bạch Mã Hà Nội và Nghệ An



Vì đền tại Hà Nội và đền Bạch Mã ở Nghệ An thờ các vị thần khác nhau nên lễ hội đền Bạch Mã Nghệ An và Hà Nội cũng tổ chức vào thời gian khác nhau. Tuy nhiên, lễ hội đền Bạch Mã Hà Nội và Nghệ An đều mang một ý nghĩa tưởng nhớ đến những vị thần gắn liền với nhưng mốc son lịch sử của đất Việt.

- Đền Bạch Mã Hàng Buồm Hà Nội: Hàng năm, để tưởng nhớ thần Long Đỗ, cứ đến ngày 12 và 13/2 âm lịch, UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức lễ hội đền Bạch Mã với những nghi thức tế lễ cùng một số hoạt động văn hóa khác như: hát ca trù, hát chèo, ngâm thơ, múa kiếm, múa đao… Đặc biệt, năm 2009, lễ hội được tổ chức theo đề án "Nghiên cứu tổ chức lễ hội truyền thống trong khu phố cổ và khu vực hồ Hoàn Kiếm" - một trong những công trình kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội của nhân dân quận Hoàn Kiếm. 

- Đền Bạch Mã Nghệ An: Đền tiếp tục được Đảng và Nhà nước các cấp quan tâm, đông đảo các tổ chức, cá nhân cung tiến để tu bổ, phục hồi. Hàng năm cứ vào ngày 9 và ngày 10 tháng 02 âm lịch, trong tiết thanh minh trong sáng nhân dân lại tổ chức Lễ hội Đền Bạch Mã Hà Nội để tưởng nhớ vị tướng tài Phan Đà. Hàng vạn nhân dân và du khách thập phương đến phúng viếng chiêm bái tưởng nhớ công đức của “Thần Bạch Mã” và tham gia các trò chơi dân gian truyền thống. Lễ hội Đền Bạch Mã gồm có 2 phần, đó là phần lễ và phần hội: Phần lễ có: lễ khai quang, lễ rước, lễ cáo yết, lễ tế thần, lễ bái tạ. Phần hội có: bóng đá, bóng chuyền, vật cù, ném còn, đập niêu, giao lưu văn hoá văn nghệ, thi người đẹp và xướng hoạ, bình thơ về Thần Bạch Mã. Hoạt động lễ hội ngày càng phong phú, thu hút nhiều đối tượng, các lứa tuổi, du khách và các địa phương tham gia, mở rộng giao lưu hiểu biết, làm phong phú thêm đời sống tinh thần cho nhân dân.

Qua bài viết chắc hẳn bạn đã hiểu rõ sự tích đền Bạch Mã cũng như ý nghĩa lễ hội đền Bạch Mã. Đền Bạch Mã Hà Nội thờ thần Long Đỗ còn đền Bạch Mã Nghệ An thờ vị tướng tài Phan Đà. Với những giá trị to lớn về lịch sử, văn hóa, khoa học, nghệ thuật, di tích đền Bạch Mã đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng là di tích lịch sử cấp Quốc gia cần được trùng tu và bảo tồn.



Tìm về đền Ngọc Sơn tại Hà Nội




Chia sẻ cho bạn bè

Bình luận