Tìm hiểu về lịch sử và sự tích của đền Sái ở Hà Nội

Khi nhắc đền Lý Công Uẩn, nhắc đến lịch sử hơn 1000 năm trước, có lẽ ai cũng biết đến ngôi Đền Quán Thánh Hà Nội – 1 trong tứ trấn của thàn...

Đánh Giá

Rated 4.3/5 based on 9 votes

Khi nhắc đền Lý Công Uẩn, nhắc đến lịch sử hơn 1000 năm trước, có lẽ ai cũng biết đến ngôi Đền Quán Thánh Hà Nội – 1 trong tứ trấn của thành Thăng Long thời xưa. Tuy nhiên nhiều người lại bỏ qua một ngôi đền khác, đó chính là ngôi Đền Sái. Ngôi chùa còn nổi danh rằng nhiều người đi đền Sái cầu duyên. Và đây là ngôi đền mà vua Lý Công Uẩn đã đến để thực hiện làm lễ và rước bài vị về kinh thành Thăng Long, xây đền Quán Thánh bên cạnh Hồ Tây để thuận tiện cho việc thờ cúng vị thần Huyền Thiên Trấn Vũ.

Đến nay, di tích Đền Sái Thụy Lâm Hà Nội vẫn còn lưu lại những dấu vết lịch sử, dấu tích giếng tiên, ao tiên, nơi có dấu tiên chân ngựa của Huyền Thiên Trấn Vũ – vị thánh trấn giữ phương Bắc của thành Thăng Long.

1. Đền Sái ở đâu?




Đền Sái được nằm trên khu vực núi Sái, đây là ngọn núi lớn nhất trong 7 ngọn núi linh thiêng của Thất Diệu Sơn. Hiện nay nó thuộc về thông Thụy Lôi của xã Thụy Lâm, Đông Anh, Hà Nội.


2. Truyền thuyết về Đền Sái


Theo ban quản lý di tích của Đền ngày nay cho hay:

Lịch sử Đền Sái Đông Anh này có từ rất lâu đời rồi, khoảng hơn 2.200 năm trước, có từ thời nhà Thục An Dương Vương. Trong một cuốn sách cổ có ghi, ngày ấy Thục Vương cho đắp thành rộng cả nghìn trượng hình con ốc nên được gọi là Loa Thành với mục đích chống trả lại quân xâm lược Triệu Đà.

Thành này trước đây cứ xây gần xong lại đổ, vua cực kỳ lo lắng nên đã lập đàn khấn cầu xin trời đất và thần sông thần núi, thắc mắc cớ sao thành cứ xây là lại đổ. Lúc đó Rùa Vàng hiện lên và nói rõ ràng rằng “Do tinh khí núi sông của vùng này, nấp ở khu vực Thất Diệu Sơn có 1 con gà trống trắng sống ngàn năm đã tu thành tinh, nó đến quấy phá không cho xây thành. Nghe thấy vậy, Thục Vương đã dẫn quân lên núi Thất Diệu Sơn và tiêu diệt con gà trắng hay còn được gọi là Bạch Kê Tinh, nhờ đó, chỉ sau nửa tháng, xây đã xây dựng xong.

Đồng thời khu vực đền thờ này cũng là nơi mà Huyền Thiên Trấn Vũ tu luyện.

Sau khi vua Lý Thái Tổ rời đô ra thành Thăng Long, ông đã đến khu vực núi Sái này cầu Huyền Thiên và cuối cùng sinh ra hoàng tử. Không chỉ thế, Huyền Thiên còn là người giúp vua, giúp dân diệt trừ con hồ ly tinh 9 đuôi. Để tưởng nhớ công đức của Huyền Thiên Trấn Vũ, vua Lý Thái Tổ đã đến tại khu vực Đền Sái và xin rước hiệu duệ của Huyền Thiên về để thờ tại đền Quán Thánh ngày nay – đây cũng trở thành 1 trong Thăng Long tứ trấn, Huyền Thiên chính là vị thần trấn ngự phương bắc của thành Thăng Long.


Cũng theo các vị ban quản lý di tích Đền Sái Đông Anh cho hay, Thăng Long xưa có tứ trấn thì ở làng Sái cũng có tứ trấn. Nơi đây có 4 vị thần nằm ở 4 nơi, ngự tại bốn đền đó chính là Đền Sái, đền Thượng, Đền Trung và khu đền Thủy. Đền Sái Hà Nội chính là đền Quán Thánh gốc.


3. Lễ hội Đền Sái Hà Nội


Có lẽ hiếm có ngôi làng nào, địa phương nào lại có nhiều “vua giả” như ở làng sái, làng Thụy Lôi, Đông Anh Hà Nội. Bởi ở khu vực này hàng năm có một lễ hội cực kỳ đặc biệt và thu hút được hàng ngàn hàng vạn du khách thập phương tới xem và thưởng thức.

Cứ vào dịp ngày 11 tháng giêng âm lịch hàng năm, tại làng Thụy Lôi của xã Thụy Lâm huyện Đông Anh lại thu hút đông đảo bà con và nhân dân đến tham gia lễ hội Đền Sái. Trước đây lễ hội này đã từng bị gián đoạn, tuy nhiên đã được khôi phục lại toàn bộ kể từ năm 1989 và cho đến nay.

Lễ hội Đền Sái cực kỳ đặc biệt bởi trong lễ hội có sự xuất hiện của “vua chúa”, kiệu chúa đi trước được các thanh niên trai tráng khỏe mạnh khiêng. Mỗi năm người dân trong làng này lại chọn ra người cao tuổi xứng đáng nhất để vào vai vua cháu, ngoài ra còn có 4 vị quan trong tứ trụ triều đình xưa.

Người được chọn làm “chúa” sẽ làm lễ tế ngay tại di tích Đền Sái sau đó đi bộ về đền Thượng để đón vị “vua”. Những người được chọn làm vua trong lễ hội sẽ được mặc áo hoàng bào , và ngồi trên ngai vàng được 12 thanh niên khỏe mạnh khiêng, bên dưới có kèn trống, quân linh, binh sĩ ăn mặc như triều đinh xưa. Những người được chọn làm vua của lễ hội Đền Sái Thụy Lâm cần thực hiện theo đúng nguyên tắc đó là trong suốt một năm đó tuyệt đối không được vướng tang gia, gia đình văn hóa nề nếp, đầy đủ vợ chồng, gia đình hạnh phúc, con cái đề huề ngoan ngoãn. Kiệu của vua đi đến đâu sẽ bắt đầu phát tiền, vung tiền lộc, tiền may mắn cho dân chúng tham gia lễ hội.

Lễ hội này nhằm tưởng nhớ đến An Dương Vương người đã xây thành Cổ Loa. Lễ hội độc đáo đã thu hút được hàng ngàn người dân tham gia dự lễ. Một phần họ đến để xem hội, xem những nét đặc sắc của hội làng sái Hà Nội, ngoài ra người ta đến Đền Sái cầu gì? Chính là cầu bình an, cầu may mắn và cầu tài lộc.

Một vài hình ảnh Đền Sái, hình ảnh lễ hội mà chúng ta có thể xem thêm sau đây:








>>Đường đi Đền Sái Thụy Lâm Hà Nội:



Chia sẻ cho bạn bè

Bình luận