Đền Quán Thánh hay còn có tên gọi là Trần Vũ Quán, ngôi đền này được xây dựng cách đây cả ngàn năm, có từ thời vua Lý Thái Tổ. Ngôi đền nà...
Đền Quán Thánh hay còn có tên gọi là Trần Vũ Quán, ngôi đền này được xây dựng cách đây cả ngàn năm, có từ thời vua Lý Thái Tổ. Ngôi đền này nổi tiếng tại Hà Nội, tuy nhiên khi được hỏi đền quán thành ở đâu tại Hà Nội thì không phải ai cũng biết nhất là những người chưa có dịp đặt chân lên thủ đô. Nếu có dịp lên Hà Nội, có dịp đến với chùa Trấn Quốc , đến với Hồ Tây lộng gió, bạn nhất định phải ghé qua đền này một lần nhé. Đền Quán Thánh thờ ai? Sự tích Đền Quán Thánh? Chúng ta sẽ cùng Blog Đền Thánh Mẫu tìm hiểu ngay sau đây.
1. Đền Quán Thánh ở đâu?
Đền được đặt tên là Quán Thánh là ngôi đền được xây dựng bởi vua Lý Thái Tổ, ngôi đền này có độ tuổi lên tới hơn 1000 năm, được xây dựng ở phía Bắc của kinh thành Thăng Long xưa với mục đích trấn tà khí từ phương Bắc trần xuống thành Thăng Long. Vào dịp đại lễ 1000 năm Thăng Long Hà Nội, ngôi đền này đã được tu bổ lại nhằm chào mừng đại lễ.
Hiện nay, địa chỉ Đền Quán Thánh Hà Nội nằm tại ngay khu vực ngã 3 giao cắt giữa đường quán thánh và đường Thanh Niên của quận Ba Đình, thành Phố Hà Nội.
2. Đền Quán Thánh thờ ai?
Theo lịch sử đền Quán Thánh thì đền là nơi thờ Huyền Thiên Trấn Vũ do đó ngoài tên gọi Quán Thánh ngôi đền này trước kia còn được gọi là Trấn Vũ Quán. Người là 1 trong 4 vị thần được lập đền thở trong Thăng Long tứ trấn ngày xưa nhằm để trấn giữ 4 cửa ngõ của thành.
Ngoài ngôi Đền thờ Huyền Thiên Trấn Vũ trấn giữa thành phía Bắc thì còn có Đền Bạch Mã có nhiệm vụ trấn giữ phía Đông thành, trấn giữ phía Nam thành có Đền Kim Liên và phía Tây thành có Đền Voi Phục ở công viên Thủ Lệ ngày nay.
Đền Quán Thánh Hà Nội
Đền Quán Thánh được xây dựng từ thời nhà Lý, đã từng trải qua nhiều lần tu sửa, đây chính là 1 trong rất ít di tích lịch sử còn mang lại những dấu ấn của Đạo giáo – tôn giáo từng cực kỳ thịnh hành tại nước ta thời xưa.
Theo tương truyền kể lại rằng, Huyền Thiên Trấn Vũ là vị thần có nhiệm vụ bảo vệ, trông coi trấn cửa Bắc môn thiên phủ vào thờ nhà Tủy ở những năm 589 – 600. Ông hạ thế đầu thai làm con của vua nước Tĩnh lạc của Trung Quốc. Tuy nhiên sau khi lớn lên, Huyền Thiên Trấn Vũ bỏ mọi vương quyền tiền bạc, bỏ ngôi hoàng tử của mình mà vào núi Vũ Dương để tu. Sau 42 năm tu hành khổ luyện, Huyền Thiên Trấn Vũ đã đắc đạo và du ngoạn sang bên nước ta. Ông đi đến vùng sông Nhị Hà, làng Long Đỗ thời xưa tức Hà Nội ngày nay, ông vào tu đạo ở một ngôi đền bên Hồ Tây. Ông đã dùng đạo pháp tu luyện được để khử trừ các loại yêu ma quỷ quái chốn này để cứu nhân dân. Do đó, để bày tỏ lòng biết ơn của nhân dân đối với vị thần đã bảo vệ cuộc sống của họ, người dân nơi đây đã lập đền thờ ông tại chính nơi mà ông ngồi tu hành. Ngôi đền thờ đó lấy chính tên của ông, trước đây là Trấn Vũ Quán sau đổi tên là Quán Thánh.
Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có nhiều sự tích khác nhau về sự tích Đền Quán Thánh xoay quanh câu chuyện Huyền Thiên Trấn Vũ. Có câu chuyện lại cho rằng Huyền Thiên Trấn Vũ chính là người được Ngọc Hoàng sai xuống để giệt trừ con hồ tinh 9 đuôi làm hại dân ở làng Long Đỗ. Vì thế vua Lý Thái Tổ sau khi rời kinh đô về thành Thăng Long đã lập đền thờ Huyền Thiên Trấn Vũ ở phía Bắc thành nhằm trấn yêu quái.
Người ta đi đền quán thánh cầu gì?
Hàng tháng vào dịp rằm lễ mùng một hay dịp đầu năm, dịp lễ hội... nhân dân trong vùng và du khách thập phương lại nô nức kéo nhau đến để đi lễ Đền Quán Thánh để dâng nén hương, dâng phẩm vật cầu xin cho mưa thuận gió hòa, nhân dân ấm no hạnh phúc.
Lễ hội Đền Quán Thánh được tổ chức vào ngày 3 tháng 3 âm lịch hàng năm. Ngôi đền này nổi tiếng linh thiêng cầu lộc, cầu mộng, cầu gì được nấy nên ai ai hễ có dịp đều cố gắng đến tại ngôi đền này.
Đền là nơi sinh hoạt tính ngưỡng văn hóa nổi tiếng của nhân dân ta từ xưa đến nay. Nơi này lưu giữa một giá trị nghệ thuật văn hóa của cả ngàn năm. Đền Quán Thánh Ba Đình Hà Nội nằm bên bờ Hồ Tây, gần với tiếng chuông của chùa Trấn Vũ đã cùng nhau hòa nhịp với thiên nhiên, góp phần tạo nên khung cảnh lãng mạn, nên thơ, không kém phần cổ kính, mang dấu ấn của mảnh đất ngàn năm văn hiến.
Một vài hình ảnh Đền Quán Thánh mà bạn có thể chiêm ngưỡng sau đây. Nếu có dịp đến Hà Nội một lần, ngoài Hồ Gươm , cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn hay Lăng Bác thì bạn cũng nên dành thời gian đi lễ Đền Quán Thánh một trong tứ trấn của kinh thành Thăng Long ngày xưa, một nơi với nhiều pho tượng độc đáo đặc biệt là tượng của Huyền Thiên được xây dựng khổng lồ, tinh xảo biểu hiện được chi tiết trong thuật cương nhu nổi tiếng của Đạo giáo thời xưa.
Kiến trúc đền Quán Thánh
Tam quan đền
>>>Tham khảo đường đi đến đền Quán Thánh Hà Nội: