Giới thiệu về Đền Độc Cước Sầm Sơn Thanh Hóa

Đền Độc Cước ở đâu ? Đền Độc Cước Sầm Sơn nằm trên đỉnh núi mang tên hòn Cổ Giải thuộc dãy núi Trường Lệ ở thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa, ...

Đánh Giá

Rated 4.3/5 based on 9 votes

Đền Độc Cước ở đâu ? Đền Độc Cước Sầm Sơn nằm trên đỉnh núi mang tên hòn Cổ Giải thuộc dãy núi Trường Lệ ở thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa, ngay cạnh bãi biển Sầm Sơn. Vậy đền Độc Cước ở Thanh Hóa thờ ai và lễ hội đền Độc Cước diễn ra khi nào ? Hãy cùng Đền Thánh Mẫu tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.


Hình ảnh đền Độc Cước Sầm Sơn

1. Lý giải đền Độc Cước ở đâu ?

Đền Độc Cước Thanh Hóa hay còn gọi là đền Thượng, toạ lạc trên ngọn núi hình cổ rùa, thuộc dãy núi Trường Lệ. Đền thờ thần Độc Cước tức vị thần có một chân là vị thiên thần có tác dụng tích cực trong sự nghiệp giữ nước và giúp đỡ ngư dân đi biển đánh cá. Công lao của vị thần được phản ánh trong các câu chuyện huyền thoại và tục thờ cúng của cư dân Sầm Sơn được bảo tồn từ nhiều thế kỷ nay. 

Kiến trúc đền Độc Cước Sầm Sơn Thanh Hóa có giá trị về bố cục mặt bằng cũng như nghệ thuật điêu khắc gỗ của thế kỷ 17. Đền được xây dựng vào thời nhà Trần, sang đến thời nhà Lê được được trùng tu lại nhiều lần. Trong đền Độc Cước tx.sầm sơn thanh hóa vẫn còn giữ được 8 đạo sắc phong về thần Độc Cước do triều đình phong kiến các đời phong tặng. Muốn tới đền phải đi lên 40 bậc đá, trong đền có thờ tượng thần Độc Cước bằng gỗ có một tay và một chân. Đền có hai pho tượng ngựa đúc bằng đồng, nhiều câu đối bằng chữ nho ca ngợi công lao của vị thần Độc Cước, cặp tượng phỗng tạc bằng chất liệu đá khối.

Phía sau đền có Môn Lâu dựng năm 1863 bằng gỗ. Hiện trạng di tích đền thờ thần Độc Cước Sầm Sơn tương đối tốt và đang được bảo tồn. Diện tích khu vực I là 5.000m2 ; khu vực II là phần còn lại của Hòn Cổ Giải và phần bãi cát. Tức là diện tích tổng thể đền Độc Cước Sầm Sơn được quy định cụ thể như sau: Phía đông giáp chân núi Cổ Giải; phía tây giáp núi; phía nam giáp bãi tắm biển; phía bắc giáp dân cư phường Trường Sơn kéo rộng ra 100m từ chân núi Cổ Giải qua bãi cát.



2. Sự tích đền Độc Cước Sầm Sơn Thanh Hóa trong tục truyền Việt Nam


Đền nằm trên hòn Cổ Giải thuộc dãy núi Trường Lệ, đền thờ thần Độc Cước nghĩa là một chân. Sự tích đền Độc Cước hòn trống mái theo truyền thuyết dân gian truyền lại như sau: Sầm Sơn xưa kia là một vùng biển yên bình, cuộc sống người dân ấm no, hạnh phúc. Một ngày nọ đám quỷ biển xấu xí xuất hiện, chúng cướp phá, đánh giết người. Có một cậu bé Độc Cước với Tôn Uý là “Chu Văn Khoan” lớn nhanh như thổi thành một chàng trai cao to vạm vỡ có sức khỏe phi thường. Cậu đánh đuổi bọn quỷ biển, nhưng khi cậu trong bờ thì chúng phá trên biển và khi cậu ra biển khơi bảo vệ tàu thuyền và ngư dân thì đám quỷ lại hoành hành trên bờ khiến cho người dân muôn phần sợ hãi. Để bảo vệ cho cuộc sống an yên của người dân làng chài ven biển, chàng đã xẻ thân mình làm đôi. Một nửa theo người dân ra khơi đánh cá, một nửa lưu lại trên hòn Cổ Giải để chống loài quỷ biển bảo vệ người dân. Bàn chân của chàng đã in sâu vào núi đá Cổ Giải truyền lại đến muôn đời.

Tin rằng đó là vị thần xuống giúp dân giải trừ tai ương, người dân Sầm Sơn lúc bấy giờ đã lập đền thờ ngay tại nơi có vết chân vị thần để lại, đặt tên đền là Độc Cước (một chân), đồng thời suy tôn thần là vị thần bảo trợ cho người dân biển. Hình ảnh đền Độc Cước ở Thanh Hóa tượng trưng cho sự che chở, phù hộ của vị thần Độc Cước linh phù giúp cho cuộc sống của người dân nơi đây được bình yên.


Lễ hội cầu phúc đền Độc Cước ở Thanh Hóa


3. Lễ hội đền Độc Cước Sầm Sơn Thanh Hóa


Lễ hội đền Độc Cước là lễ hội truyền thống lâu đời, được cư dân biển Sầm Sơn theo tục thờ thần Độc Cước sẽ tổ chức hàng năm nhằm tưởng nhớ công lao thần Độc Cước. Người dân nơi đây luôn tin rằng, cuộc sống của họ được vị thần này bảo trợ, bởi vậy, lễ hội đền Độc Cước Sầm Sơn còn có tên gọi là lễ hội Cầu Phúc. Lễ hội cầu phúc đền Độc Cước là dịp để người dân cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, sóng yên biển lặng, mùa màng tươi tốt, biển đầy cá tôm, đời sống nhân dân no đủ.

Lễ hội đền Độc Cước Sầm Sơn Thanh Hóa diễn ra khi nào ? Lễ hội Cầu Phúc đền Độc Cước diễn ra trong 3 ngày 14, 15 và 16/2 (âm lịch) hàng năm. Ngày hội chính diễn ra vào ngày 16/2 âm lịch và được tổ chức ngay dưới chân đền Độc Cước ở Thanh Hóa. Ngoài các nghi lễ truyền thống như rước kiệu, tế lễ, dâng cỗ, lễ hội năm nay còn hấp dẫn nhờ bởi sự hiện diện của chiếc bành dầy kỷ lục với đường kính 2,17 m, được làm vô cùng khéo léo, kỳ công. Trước đó, trong các ngày 14 và 15/2 Âm lịch, lễ hội Cầu Phúc còn đặc biệt sôi động với Liên hoan thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt và nhiều trò chơi dân gian, thể thao rèn luyện sức khỏe như đẩy gậy, kéo co, đi xe đạp đôi...

Qua bài viết chắc hẳn bạn đã hiểu rõ sự tích đền Độc Cước Thanh Hóa cũng như ý nghĩa lễ hội cầu phúc đền Độc Cước. Hi vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn có thêm kiến thức về khu di tích đền này. 


>>>Đường đi đền Độc Cước Thanh Hóa


Chia sẻ cho bạn bè

Bình luận