Luận về đền Ông Chín Cờn Nghệ An

Đền Ông Chín Cờn còn có tên gọi khác chính là Đền Quan Hoàng Chín, với câu hỏi Đền Ông Chín Cờn ở đâu thì câu trả lời chính là Đền Cờn hiện...

Đánh Giá

Rated 4.3/5 based on 9 votes

Đền Ông Chín Cờn còn có tên gọi khác chính là Đền Quan Hoàng Chín, với câu hỏi Đền Ông Chín Cờn ở đâu thì câu trả lời chính là Đền Cờn hiện là khu di tích thuộc xã Quỳnh phương Huyện Quỳnh lưu Nghệ an. Vậy đền Cờn thờ ai và đi đền Cờn Nghệ An cầu gì ? Hãy cùng Đền Thánh Mẫu tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.


Đền Ông Chín Cờn Nghệ An

1. Tìm hiểu đền Ông Chín Cờn ở đâu ?


Đền Quan Hoàng Chín hay còn gọi là đền Cờn ở Nghệ An thuộc xã Quỳnh Phương, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, cách thủ đô Hà Nội hơn 200km về phía nam, cách TP.Vinh 75km về phía bắc theo quốc lộ 1A. Di tích đền Cờn Nghệ An gồm đền Cờn trong và đền Cờn ngoài.

Đền Cờn ở xã Quỳnh Phương trong có kiến trúc cổ kính và nằm trên mảnh đất có phong thủy đẹp. Sau đền có hai đồi nhỏ nhô cao, giăng dài ra hai bên như cánh phượng. Tại hai đồi có hai giếng nước, tương truyền đây là mắt phượng. Bên kia dòng sông Mai Giang phía trước đền có núi Voi, núi Xước và sau lưng là biển.

Đền Cờn ngoài cách đền Cờn môn Nghệ An trong khoảng 1km, tọa lạc trên dãy núi Hùng Vương. Đền thờ các vị thần như: Đế Bính, Trương Thế Kiệt, Lục Tú Phu... Các vị thần này trước phối thờ ở đền Cờn trong, song do quan niệm Nho giáo nam nữ bất đồng cung nên đến thời Lê đền thờ được xây riêng. Đền được đặt trên núi ngay sát cửa biển, nên đến đấy ngoài sự cổ kính, du khách còn được mãn mục với phong cảnh rất phóng khoáng và thơ mộng. 

Đền Cờn ngoài của 3 gian đại bái:

- Gian đài bái ngoài gồm: Cung chính giữa thờ Quan Hoàng Chín, Quan Hoàng Mười; bên phải, bên trái là cung thờ Quan Nam Tào, Quan Bắc Đẩu; hai đầu hồi là cung thờ Cậu bé, Cô bé bản đền.

- Gian đại bái thứ hai: Cung thờ Ngũ Vị Tôn Ông

- Gian thứ đại bái thứ ba: Thờ Vua Tống Đế Bính và 3 tướng của ông là: Lục Tú Phu, Lương Thế Kiệt và Văn Thiên Tường

Ngũ Vị Tôn Ông thờ ai?

Mời quý độc giả xem chi tiết một số vị tôn quan trong Ngũ Vị Tôn Ông, sự tích các tôn quan như thế nào ngay dưới đây: 





2. Tự hào về lịch sử đền Ông Chín Cờn Nghệ An


Lịch sử đền Cờn Nghệ An không biết tự bao giờ trong lòng những người tín tâm, đây là một trong bốn ngôi đền linh thiêng nhất xứ Nghệ: “Nhất Cờn, nhì Quả, Bạch Mã, Chiêu Trưng”. Từ xưa thần phả đền Cờn ở Nghệ An hay chính là văn khấn tại đền Cờn Quỳnh Phương còn ghi rõ: “Quốc gia Nam hải đại cần thánh nương tứ vị thượng đẳng tối linh tôn thần”.

Sự tích đền cờn Nghệ An hay sự tích ông chín cờn môn là được mọi người biết tới nhiều nhất là: Năm Thiệu Bảo thứ nhất (1279), quân Nguyên đánh úp quân Tống, Trương Thế Kiệt, Lục Tú Phu - trung thần nhà Nam Tống - đem Vua Đế Bính, gia quyến cùng binh sĩ hơn 800 người lên thuyền ra biển chạy trốn, quân Nguyên truy sát gấp rút lại gặp sóng to gió lớn, vua tôi Nam Tống chết chìm ở biển Đông.

Thi thể 3 mẹ con công chúa trôi dạt vào cửa Càn. Dân làng Càn thấy thi thể những phụ nữ chết đuối, nhưng mặt mũi hồng tươi, xiêm y quý tộc, đặc biệt tỏa ra một mùi thơm như lan, như quế lấy làm kỳ lạ. Dân làng chôn cất và lập miếu thờ, mỗi lần khi xuất hành ra khơi đến cầu khấn đều thấy linh nghiệm. Và hình ảnh đền Cờn ở xã Quỳnh Lưu bấy giờ bắt đầu được mọi người biết đến từ sự tích này.


Đền thờ Ông Chín Cờn

Với câu hỏi Đền Cờn thờ ai? Thì Đền Thánh Mẫu xin được trả lời rằng theo sử sách, ngôi đền được xây dựng vào năm 1235 đời nhà Trần. Đền Cờn ở Nghệ An trong thờ tứ vị thánh nương - quốc gia Nam Hải đại càn thánh nương. Các thánh nương là 3 mẹ con công chúa nước Nam Tống là: Từ Hy Thái hậu Dương Nguyệt Quả, 2 công chúa là Triệu Nguyệt Khiêu và Triệu Nguyệt Hương và bà nhũ mẫu. Đây là những nữ thần bảo vệ và phù hộ cho dân chúng làm ăn thịnh vượng và vượt qua hiểm nguy. 

TAM TÒA THÁNH MẪU THỜ AI?

Thông tin về Tam Tòa Thánh Mẫu, sự tích các vị thánh mẫu mà quý vị có thể xem thêm:






Đền Cờn ngoài là nơi thờ chính của Quan Hoàng Bơ. Theo quan niệm này, Quan Hoàng Bơ có giáng trần và hiện thân của ngài chính là Vua Trung Quốc Tống Đế Bính. Như vậy, là thần tích Quan Hoàng Bơ là Vua Nam Tống hoàn toàn khác với Quan Hoàng Bơ có ở đền Quan Hoàng Bơ ở Hàn Sơn và Đền Hưng Công - Thái Bình là người Việt Nam. Người viết bài này cho rằng việc cho rằng vua Tống Đế Bính là quan Hoàng Bơ giáng sinh có vẻ không hợp lý. Vua Tống Đế Bính chỉ mới phối thờ vào Đền Cờn ngoài từ đời Vua Gia Long đầu thế kỷ 19 chứ không phải đền cổ thờ vua Tống Đế Bính. Như vậy, thần chủ chính của đền ngoài chính là Quan Hoàng Chín chứ không phải là Quan Hoàng Bơ hay vua Tống Đế Bính. Về điều này, rất mong có được sự phản hồi của các bác tìm hiểu về ngôi đền này.


3. Cùng ngắm nhìn lễ hội đền Cờn Quỳnh Lưu


Lễ hội đền Cờn Nghệ An diễn ra từ ngày 19 - 21 tháng giêng hằng năm với nhiều trò chơi dân gian độc đáo được tổ chức như: Kéo co, bịt mắt đập niêu, cờ người, đua thuyền… Đi lễ đền Cờn cầu gì ? Lễ hội thu hút đông đảo du khách thập phương về đây trẩy hội cầu may mắn, bình an trong năm mới cho gia đình. 

Qua bài viết chắc hẳn bạn đã hiểu rõ sự tích Ông Chín Cờn Môn cũng như ý nghĩa lễ hội Đền Cờn Quỳnh Lưu, biết được ông hoàng chín là ai, ông chín thượng ngàn là ai? Chính vì sự linh thiêng của ngôi đền, không chỉ trong những ngày lễ hội mà quanh năm, nhất là vào mùa xuân, du khách thập phương từ mọi miền đất nước không quản đường sá xa xôi lại tụ hội về xứ Nghệ, đến với đền Độc Cước tế lễ để nguyện cầu những điều an lành, hạnh phúc và thịnh vượng cho bản thân và gia đình.

>>>Đường đi đến đền Cờn xã Quỳnh Phương:


Chia sẻ cho bạn bè

Bình luận