Thánh Mẫu Thượng Ngàn là ai, Sự tích Mẫu Thượng Ngàn - Đền Thánh Mẫu

Trong Tam Tòa Thánh Mẫu có một vị Thánh Mẫu tên Thượng Ngàn, bà có tên khác là Bà chúa Thượng Ngàn. Bà có quyền năng cai quản miền đất rừng...

Đánh Giá

Rated 4.3/5 based on 9 votes

Trong Tam Tòa Thánh Mẫu có một vị Thánh Mẫu tên Thượng Ngàn, bà có tên khác là Bà chúa Thượng Ngàn. Bà có quyền năng cai quản miền đất rừng. Vậy Mẫu Thượng Ngàn là ai, sự tích mẫu Thượng Ngàn như thế nào thì mời quý độc giả cùng Đền Thánh Mẫu xem chi tiết về những giai thoại của Thánh Mẫu Thượng Ngàn ngay sau đây:

1. Thánh Mẫu Thượng Ngàn là ai?


Mẫu Thượng Ngàn hay Mẫu Đệ Nhị là một trong ba vị Thánh Mẫu được thờ trong Tam tòa thánh mẫu, ngồi giữa hai vị Thánh Mẫu Thượng Thiên và Mẫu Thoải, chân dung bà là một người phụ nữ xinh đẹp, phúc hậu và mặc trang phục màu xanh.



Thánh Mẫu Thượng Ngàn còn có tên gọi khác như Đông cuông công chúa, Sơn tinh công chúa, Mẫu Đệ Nhị Nhạc Tứ Phủ. 

----------------o0o----------------


- Tam tòa thánh mẫu thờ những ai, có những vị nào thì mời quý độc giả truy cập tại đây: Tam Tòa Thánh Mẫu


----------------o0o----------------

2. Sự tích mẫu Thượng Ngàn (Mẫu Đệ Nhị)


Trước tiên khi tìm hiểu về sự tích của thánh Mẫu Thượng Ngàn thì chúng ta nên tìm hiểu trước về các đền phủ thờ bà. Hiện tại nước ta có một số đền phủ thờ bà, chủ yếu là trên vùng sơn cước núi rừng cụ thể như đền Bắc Lệ Lạng Sơn, đền Suối Mỡ Bắc Giang và đền Đông Cuông Yên Bái. Mỗi nơi thờ tự đều gắn liền những sự tích, thần tích khác nhau.


Nhưng trong ba đền trên thì có đền Đông Cuông là quan trọng nhất vì đây chính là nơi Mẫu Thượng Ngàn được vua lê sắc phong. Đây chính là nơi thờ chính của Mẫu Thượng Ngàn.



Sự tích Mẫu Thượng Ngàn ở đền Suối Mỡ Bắc Giang:


Thời xưa kia kể lại rằng hiện thân của bà là Nương Quế Hoa công chúa, mẫu là con của vua Hùng Định Vương và hoàng hậu tên là An Nương. Sự tích sinh ra của mẫu rất kỳ lạ, rằng mẫu thân của Mẫu Thượng Ngàn do sinh nở khó khăn vì không chịu nổi đau đớn lên đã vịn vào một cành cây quế mà bỗng sinh hạ được, doa vậy mà vua cha đã đặt tên cho mẫu Thượng Ngàn là Quế Hoa Công Chúa. Khi lớn khôn, Mẫu nhớ thương mẹ lên đã một mình đi vào rừng sâu để tìm lại mẹ. Nhưng trên đường đi, Mẫu được tiên ông ban cho tiên pháp và cùng với 12 thị nữ ra sức rèn luyện, tu đạo, cứu độ người đời. Khi nhân dân được thái bình, hạnh phúc thì Mẫu Thượng Ngàn cùng với mười hai thị nữ hóa thân về trời.

Sự tích Mẫu Thượng Ngàn tại đền Bắc Lệ Lạng Sơn


Tại đền thì có một thần tích về Thánh Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu là công chúa tên là la Bình. Con gái của Sơn Tinh và Mỵ Nương. Từ nhỏ, mẫu đã được vua cha cho đi khắp nơi, cứu độ người đời. Vì là người thông minh, sáng dạ cùng với luôn đi theo vua cha nên việc gì Mẫu cũng biết, cũng giỏi. Qua đó mà khi vua cha không thể đi khắp nơi như trước nữa thì Mẫu là người đi thay cha, Từ một cô con gái bé bỏng thì mẫu dần trở thành một người có bản lĩnh, biết đối nhân xử thế, độ người đời. Ngoài ra La Bình (Mẫu Thượng Ngàn) còn được từ trưởng và sơn thần rất quý trọng.


Khi vua cha và mẫu thân của La Bình (Mẫu Thượng Ngàn) theo lệnh của ngọc Hoàng Thượng Đế về trời để trở thành 2 vị thánh Bất Tử ( Trong tứ bất tử) thì công chúa La Bình được sắc phong là công chúa Thượng Ngàn ( Mẫu Đệ Nhị), Mẫu thay vua cha chăm lo công việc dưới trần gian về miền núi, sơn cước, hang động.

Sự tích Mẫu Thượng Ngàn tại đền Đông Cuông Yên Bái


Nơi đây trước kia thờ Đông Quang công chúa, nổi tiếng linh thiêng. Bà có tên là bà Lê Thị Kiểm, người vợ của ông Hà Văn Thiên, thuộc dân tộc Tày của vùng Đông Cuông. Bà được triều đình giao để cai quản vùng Đông Cuông. Sau khi cai quản, giúp đỡ người đời thì bà hóa thân về trời được sắc phong là Mẫu Thượng Ngàn. 


Mỗi đền có những sự tích về Thánh Mẫu Thượng Ngàn riêng nhưng sau cùng thì bà cũng là một vị tinh tú, một người vợ bình dị, một người mẹ vĩ đại. Hiện nay, trong các tứ phủ thì việc người có căn Mẫu Thượng Ngàn thường là người có tính cách thanh khiết, đây là con của Mẫu thượng Ngàn, được Thánh Mẫu Thượng Ngàn chọn và được thánh mẫu dạy họ. Linh thiêng đúng không các bạn, Mẫu Thượng Ngàn chính là người cai quản núi rừng, người chính là hiện Thân của rừng núi. Sau cùng chúng tôi hy vọng bài viết này sẽ giải đáp chi tiết cho quý vị về Mẫu Thượng Ngàn là ai, sự tích Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn như thế nào thật chi tiết nhất. Kính mong quý độc giả sẽ ủng hộ chúng tôi trong thời gian tới.

Chia sẻ cho bạn bè

Bình luận