Tứ Phủ Thánh Cô thờ những ai và sự tích 12 thánh cô chuẩn nhất?

Trong hệ thống Tứ Phủ có tín ngưỡng thờ Tứ Phủ Thánh Cô , vậy Tứ Phủ Thánh Cô thờ những ai, sự tích tứ phủ thánh cô như thế nào thì kính mờ...

Đánh Giá

Rated 4.3/5 based on 9 votes

Trong hệ thống Tứ Phủ có tín ngưỡng thờ Tứ Phủ Thánh Cô, vậy Tứ Phủ Thánh Cô thờ những ai, sự tích tứ phủ thánh cô như thế nào thì kính mời quý độc giả xem chi tiết cùng Đền Thánh Mẫu tại đây:

1. Tứ phủ thánh cô thờ những ai?


Trong hệ thống tín ngưỡng tứ phủ thì tứ phủ thánh cô đứng sau ngũ vị tôn ông, tứ phủ chầu bà, tứ phủ quan hoàng và đứng trên tứ phủ thánh cậu. Trong hệ thống tứ phủ thánh cô thời tự 12 thánh cô, các thánh cô có tên lần lượt như sau: Cô Đệ Nhất Thượng Thiên, Cô Đôi Thượng Ngàn, Cô Ba Thoải Cung (Cô Bơ Bông), Cô Tư Ỷ La (Cô Tư Địa Phủ), Cô Năm Suối Lân, Cô Sáu Lục Cung (Cô Sáu Sơn Trang), Cô Bảy Tân La (Cô Bảy Kim Giao, Cô Bảy Mỏ Bạch). Cô Tám Đồi Chè , Cô Chín Sòng Sơn (cô Chín Thượng Ngàn), Cô Mười Mỏ Ba ( hay Cô Mười Đồng Mỏ), Cô Bé Thượng Ngàn, Cô Bé Thoải Cung.



2. Sự tích Tứ Phủ Thánh Cô



Mỗi vị thánh cô đều có sự tích riêng, do vậy nếu quý bạn muốn xem chi tiết về sự tích của 12 thánh cô thì kính mời quý bạn xem chi tiết tại đây: 

a. Cô Đệ Nhất Thượng Thiên


Cô là tiên cô thần thông lục trí, cô chấm đồng người nết na thảo hiền rồi đem về tiến Mẫu trong Đền Mẫu Sòng Sơn. Cô Nhất khá ít khi ngự đồng, chỉ những người sát căn cô mới hay hầu cô hoặc trong các dịp khai đàn mở phủ Cô Nhất về chứng đồng tân lính mới. Khi ngự về Cô Nhất mặc áo màu đỏ (áo gấm hoặc áo lụa thêu phượng), đầu đội khăn đóng (khăn vành dây), thắt khăn và vỉ lét đỏ. Cô làm lễ khai cuông rồi múa quạt. Cô Nhất thường được thờ vào ban Tứ Phủ Thánh Cô ở trong các bản đền.
Cũng có một số người nói rằng có đền cô là Đền Cô Nhất ở trong đất Nghệ An giáp Thanh Hóa với món đặc sản bánh ngào.

b. Cô Đôi Thượng Ngàn


Cô Đôi Thượng Ngàn vốn là con Vua Đế Thích trên Thiên Cung, được phong là Sơn Tinh Công Chúa. Sau cô giáng sinh xuống đất Ninh Bình làm con gái nhà một chúa đất ở chốn sơn lâm.


Xem chi tiết tại đây: Sự tích Cô Đôi Thượng Ngàn

c. Cô Bơ Bông ( Cô ba Thoải Cung)


Cô Bơ Bông ( hay còn gọi là Cô Ba Thoải Cung) vốn là con Thủy Tề ở dưới Thoải Cung, được phong là Thoải Cung Công Chúa. Có người còn nói rằng, Cô Bơ Bông là con gái vua Long Vương rất xinh đẹp nết na nên được Đức Vương Mẫu (có người cho rằng đó là Mẫu Cửu Trùng Thiên) cho theo hầu cận, chầu chực trong cung cấm.

Xem chi tiết tại đây:

d. Cô Tư Ỷ La ( Cô Tư Địa Phủ)


Cô Tư Ỷ La là cô thứ tư trong Thập vị Thánh Cô trong Tứ Phủ Thánh Cô. Tương truyền Cô Tư cũng vốn là con vua Đế Thích chính cung. Theo lệnh vua cha, cô theo hầu Mẫu Thượng Ngàn tại đất Tuyên Quang. Về sau, nơi Mẫu giá ngự đó, người ta lập đền Mẫu Ỷ La nên cô cũng được gọi là Cô Tư Ỷ La. Cô Tư được gọi là Cô Tư Ỷ La là theo địa danh của nơi thờ Cô.


Xem chi tiết tại đây: Sự tích Cô Tư Ỷ La

e. Cô Năm Suối Lân


Cô Năm Suối Lân được thờ chính tại một cung thờ bên cạnh đền chính của Đền Chầu Năm Suối Lân tại Sông Hóa, Hữu Lũng, Lạng Sơn. Nơi đây được coi là nơi thờ chính của Cô Năm và Chầu Năm. Cô Năm Suối Lân là thánh cô thứ năm trong Tứ Phủ Thánh Cô.

Xem chi tiết tại đây:

f. Cô Bảy Tân La


Cô Bảy Mỏ Bạch xuất thân là người dân tộc tại vùng Mỏ Bạch. Có tài liệu cho rằng cô là người dân tộc Mọi. Tuy nhiên, trong danh mục các dân tộc Việt Nam không thấy có dân tộc có tên là Mọi. Vì vậy, có khả năng Cô là người Nùng.

Xem chi tiết tại đây: 

g. Cô Sáu Lục Cung ( Cô Sáu Sơn Trang)


Trong hàng Tứ Phủ Thánh Cô, Cô Sáu Lục Cung rất hay về ngự đồng. Các thanh đồng đạo quan thường thỉnh bóng Cô Sáu Sơn Trang ngự đồng không chỉ có khi về đền Lục Cung, về đất Lạng Sơn mà cả khi khai đàn mở phủ hay trong cả những dịp hầu vui, đón tiệc tiên thánh. Cô Sáu ngự đồng thường mặc áo lam hoặc áo tím chàm (ngắn vạt rộng tay). Cô ngự đồng khai cuông rồi múa mồi như các tiên cô trên Thượng Ngàn khác. Hiện nay Cô Sáu Lục Cung chính là thánh cô trấn giữ bản đền Lục Cung Chín Tư, cung thờ cô được xây ngay cạnh chính cung đền Chầu Lục Cung Nương (Chín Tư, Hữu Lũng, Lạng Sơn).


Xem chi tiết tại đây:

g. Cô Tám Đồi Chè


Trong hàng Tứ Phủ Thánh Cô, Cô Tám Đồi Chè hiếm khi về ngự đồng, chỉ có người nào sát về Cô Tám hoặc khi hầu đón tiệc tháng 6 tại các đền ở vùng Thanh Hoá. Cô Tám Đồi Chè ngự đồng thường mặc áo xanh quầy đen ( có nơi là áo tím hoa cà ) . Cô Tám cũng khai quang sau đó múa mồi, sau đó thường là múa tay tiên các điệu như người đi hái chè trên non. Hiện nay đền thờ Cô Tám Đồi Chè được thờ riêng tại đền cô thuộc đất Phong Mục, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá, nếu đi từ đền Cô Bơ sang thì qua đò Lèn, đền cô rất khang trang nhưng ít người biết tới.

Xem chi tiết tại đây:

f. Cô bé Thượng Ngàn

Đang cập nhật…………


h. Cô chín sòng sơn


Đang cập nhật…………

l. Cô mười mỏ ba

Đang cập nhật…………

k. Cô bé thoải cung


Đang cập nhật…………

Sau cùng nếu quý độc giả có thắc mắc về tứ phủ thánh cô hay sự tích 12 thánh cô thì vui lòng bình luận ở phía dưới, chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết cho quý vị về tứ phủ thánh cô, văn khấn tứ phủ thánh cô như thế nào trong thời gian sớm nhất. Kính chúc quý độc giả có một ngày làm việc hiệu

Chia sẻ cho bạn bè

Bình luận