Bạn đang muốn đến các ngôi đền ở Thái Nguyên, đặc biệt là ngôi đền Đuổm Thái Nguyên linh thiêng. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giải đá...
Bạn đang muốn đến các ngôi đền ở Thái Nguyên, đặc biệt là ngôi đền Đuổm Thái Nguyên linh thiêng. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết nhất sự tích đền Đuổm ở Thái Nguyên, cùng những lễ hội của ngôi đền, không những thế cùng chuyên gia của Đền Thánh Mẫu biết đến những danh sách các đền ở Thái Nguyên nhé.
1. Huyền tích sự tích đền Đuổm Thái Nguyên bí ẩn và linh thiêng
Với câu hỏi “Đền Đuổm ở đâu” thì chúng tôi xin được giải đá rằng đền hiện nằm ở xóm Đuổm, xã Động Đạt, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên là một ngôi đền tâm linh rất có tiếng ở đây, nơi đây cũng là được nhiều người đến dâng hương. Không những thế, ngôi đền đã có hơn tám trăm năm tuổi, tuy trải qua nhiều thăng trầm, biến động của thời gian mà ngôi đền vẫn giữ được nét cổ kính, uy nghiêm từ bao đời.
Với sự tích đền Đuổm Thái Nguyên thì đã gắn liền với người tên Dương Tự Minh, đây là người có công rất lớn trong việc giành lại đất đai từ tay giặc Tống, bảo vệ được biên cương phía Bắc Đại Việt. Cùng với đó, có rất nhiều công lao lớn với nhân dân nên được nhà Lý phong cho “Uy Viễn Đôn Đỉnh Cao Sơn quảng độ chi thần”, những triều đại về sau là truy phong ông là Cao Sơn quý minh.
Chính những tài đức của bản thân nên Dương Tự Minh đã được nhân dân yên mến, tin tưởng, được triều đại ghi nhân công lao của mình. Năm 1127 ông được vua Lý Nhân Tông đã gả công chúa Diên Bình cho ông và phong chức Thủ Lĩnh phủ Phú Lương, sau đó năm 1144 ông lại được vua Lý Anh Tông gả công chúa Thiều Dung và phong chức là Phò mã đô úy.
Cho đến năm 1150, Dương tự Minh cùng các tướng lĩnh chỉ huy đội cấm vệ quân và những thân vương thấy được Đỗ Anh Vũ đã thông tư Thái Hậu lộng quyền quá độ và tìm cách phế truất nhưng thất bại. Ông đã bị bắt và bị lưu đày, ông sống những năm tháng cuối đời ở chân núi Đuổm và mất tại đây đền Thượng núi Đuổm hiện nay. Nhân dân ghi nhớ những công lao to lớn của ông và lập đền thờ ông hay hiện nay là đền Đuổm Phú Lương.
2. Chiêm ngưỡng kiến trúc của đền Đuổm ở Thái Nguyên uy nghi
Trên đây là hình ảnh đền Đuổm Thái Nguyên , cũng như cho bạn biết được đền Đuổm thờ ai. Sau nhiều năm, đã được tu sửa nhiều lần thì ngôi đền vẫn giữ nguyên được nét cổ kính, phong cách kiến trúc cổ theo kiểu tam cấp gồm đền Thượng, đền Trung, đền Hạ. Điều này giúp quý khách tham quan, dâng hương từng nơi được dễ dàng, biết được những người ở từng đền.
Ở trên đền Thượng là nơi thờ Mẫu địa với ý nghĩa là Cha trời mẹ đất, nơi rất linh thiêng. Tiếp theo là đền Trung thờ Dương Tự Minh, phía dưới là hai phủ của hai phu nhân ông, bên phải thờ công chúa Diên Bình và bên trái là phủ thờ công chúa Thiều Dung. Ngay bên dưới là sân rồng nơi tổ chức hội đền Đuổm Thái Nguyên, cạnh đó là miếu Hàm Long thờ Thánh Hoàng, bên trái là Dấu chân Hổ. Xuống với đền Hạ chính là bên phải miếu Sơn Thần, còn bên trái là bia đá ghi thân thế, sự nghiệp của phò mã Dương Tự Minh.
Những sự tích của đền Đuổm bên trên, chắc chắn di tích đền Đuổm Thái Nguyên thờ ai chính là Phò mã đô úy Dương Tự Minh. Đây là ngôi đền mà nhân dân tưởng nhớ đến những công lao to lớn, những sự hy sinh của ông trong việc bảo vệ đất nước, bảo vệ dân tộc, khai khẩn đất, chính như thế, ngôi đền đã được dựng lên, nhưng vẫn giữ nguyên nét linh thiêng, uy nghiêm của ngôi đền.
3. Khám phá lễ hội ở đền Đuổm Thái Nguyên
Đặc biệt, nơi đây còn có hội đền Đuổm ở Thái Nguyên tổ chức để tưởng nhớ đến công lao danh tướng Dương tự Minh và với những cầu mong cho mùa màng tươi tốt, vạn vật sinh sôi. Hàng năm hội đền Đuổm Thái Nguyên được tổ chức vào mùng 6 đến mùng 8 tháng giêng hàng năm, thu hút được nhiều khách, trong đó bao gồm cả phần lễ và phần hội.
Những nghi lễ, thủ tục trong việc dâng hương đều được thực hiện nghiêm tục, chính xác và đầy đủ trong sáng mùng 6, tất cả những mâm bày tế lễ đều được đặt trước cửa đền Trung nơi thờ vị tướng Dương Tự Minh. Tiếp theo đến là phần hội với nhiều trò chơi dân gian như đẩy gậy, đánh đu, cờ tướng, đấu vật,... hoặc những môn thể thao như bóng đá, bóng chuyền,... tất cả đều làm cho hội của di tích đền Đuổm ở Thái Nguyên thêm phần hấp dẫn, sôi nổi, náo nhiệt hơn. Ngoài ra còn có các ngày như 14 tháng 5 là lễ Hạ Điền, ngày 7 tháng 7 lễ Thường Điền và 13 tháng Chạp là lễ Tất niên đều tập trung trên sân rồng làm tế lễ.
Không những thế, bạn đến với Thái Nguyên mà còn muốn dâng hương thể hiện lòng thành ở các ngôi đền khác nữa, sau đây là danh sách các đền ở Thái Nguyên mà chuyên gia chúng tôi thu thập được. Ngoài đền Đuổm còn có đền Đội Cấn, chùa hang, chùa cầu muối, chùa thác vàng,... đều là những nơi di chuyển rất gần với đền Đuổm.
Các thông tin trên chắc chắn đã giúp bạn giải đáp được những thắc mắc về đền Đuổm Thái Nguyên, hay những hội đền Đuổm Phú Lương hàng năm tổ chức. Chúc các bạn may mắn với những thông tin chúng tôi cung cấp, nếu có những thắc mắc xung quanh về ngôi đền Đuổm hãy gửi câu hỏi về cho chúng tôi để nhận được giải đáp nhanh, chính xác nhất.