Nhìn về lịch sử đền Cao An Phụ Hải Dương

Đền Cao An Phụ nằm ở phía Đông Bắc của thành phố Hải Dương, Đền nằm tại huyện Kinh Môn như một dải lụa điểm xuyết cho bức tranh đồng bằng ...

Đánh Giá

Rated 4.3/5 based on 9 votes

Đền Cao An Phụ nằm ở phía Đông Bắc của thành phố Hải Dương, Đền nằm tại huyện Kinh Môn như một dải lụa điểm xuyết cho bức tranh đồng bằng Bắc Bộ. Vậy đền Cao An Phụ Kinh Môn Hải Dương thờ ai và đến đền Cao An Phụ cầu điều gì ? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.


Di tích đền Cao An Phụ Hải Dương

1. Đền Cao An Phụ thờ ai?


Đền cao kinh môn hải dương toạ lạc trên đỉnh núi An Phụ. Nơi đây phong thuỷ hữu tình, được sử sách ca ngợi là một trong những cảnh đẹp đáng du ngoạn. Phía Đông Bắc nhìn về dãy Yên Tử sừng sững; Phía Tây Bắc là Động Kính Chủ được mệnh danh: Nam thiên đệ lục động, có dòng Kinh Thầy uốn lượn sát chân núi; Phía Tây nam là miền châu thổ mênh mông.

Đền cao an phụ thờ ai ? Đền có tên Cao An Phụ đang thờ An Sinh Vương Trần Liễu, tên tự là An Phụ Sơn Từ, thuộc xã An Sinh, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. Trần Liễu sinh năm Kiến Gia thứ nhất (1211), là anh ruột của Trần Cảnh, vị vua đầu tiên triều Trần (1225-1400), quê ở hương Tức Mặc, phủ Thiên Trường, nay là xã Mỹ Phúc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định.


2. Tìm về sự tích đền Cao An Phụ Hải Dương


Sự tích đền cao hải dương gắn liền với cụm di tích An Phụ. Đền Cao Kinh Môn Hải Dương có tên chữ là An Phụ sơn từ nằm trong cụm di tích đền An Phụ. Do ở vị trí quân sự trọng yếu, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, động thực vật phong phú, núi non giăng thành, đường thủy bộ xuôi ngược thuận tiện nên thế kỷ 10 An Lạc đã trở thành một phòng tuyến, một hậu cứ để tấn công kẻ thù xâm phạm miền Đông Bắc của tổ quốc. Thời kỳ cận hiện đại đây vẫn còn là một vị trí quân sự có tầm quan trọng chiến lược. Khảo sát và tìm hiểu vùng An lạc thấy nhiều di tích và truyền thuyết quan hệ đến cuộc kháng chiến chống Tống.


Đền Cao An Phụ thờ An Sinh Vương Trần Liễu

Đỉnh núi chia làm 2 ngọn nhỏ: Ngọn phía nam có đền thờ An Sinh Vương Trần Liễu - Thân phụ của Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn. Đền An Phụ Hải Dương nằm khoảng giữa 2 dãy núi, gần chùa Tường Vân cổ kính, tục gọi là chùa Cao. Bên chùa còn trụ đá Kinh Thiên (trụ đá chọc trời), trước chùa có một giếng ngọc, nước luôn đầy và trong mát quanh năm. Dưới độ cao 200m (thấp hơn An Phụ sơn từ gần 50m) là tượng đài Trần Hưng Đạo, một công trình tưởng niệm hoành tráng được nhà nước ta xây dựng cuối thế kỷ 20, tạc bằng đá xanh núi Nhồi Thanh Hoá, cao 9,7m, gồm 65 viên, chia thành 8 thớt, gia cố bằng lõi bê tông cốt thép. Tượng đặt trên bệ cao 3m, tổng cộng là 12,7m. Tượng được tạc ở độ tuổi đại vương chừng 55-60, tức khoảng thời gian sau khi hoàn thành 3 cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông thắng lợi. 

Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người đã đặt phiến đá đầu tiên xây dựng bức tượng vào ngày 20-8 năm Quý Dậu (tức ngày 5-10-1993). Cách chùa 100m về phía đông có một khoảng đất bằng phẳng, xung quanh kè đá, gọi là bàn cờ tiên. Xung quanh đền và chùa còn một số cây cảnh cổ xanh tốt. Đặc biệt là một số cây đại có tuổi thọ tới 700 năm, chứng minh cho sự trường tồn của di tích này. An Phụ là dãy núi đất pha sa thạch và sỏi kết, thoai thoải dễ leo, có thể lên từ bất cứ hướng nào. Phía đông có 4 khe nhỏ: Khe Gạo, Khe Tài, Khe Đá, Khe Lim. Xưa rừng có nhiều gỗ quý như lim, tùng, bách… Hiện nay rừng được trồng lại với nhiều loại cây ăn quả, lấy gỗ và khai thác nhựa…

Từ đỉnh An Phụ nhìn về đông bắc là đỉnh Yên Tử, quanh năm mây phủ như nóc nhà miền đông bắc, nơi bảo lưu nhiều di tích lịch sử thời Trần, chốn Phật tổ của Thiền phái Trúc Lâm. Gần hơn, ngay chân núi vài cây số là dãy núi đá vôi Dương Nham (Kính Chủ) như hòn non bộ khổng lồ giữa bể cạn mênh mang sóng lúa với một hang động được xếp vào hạng Nam Thiên lục động lưu giữ nhiều ấn tích của các học giả xưa như Phạm Sư Mạnh, một danh sĩ triều Trần. Tây Bắc Dương Nham, dòng sông Kinh Thầy lượn gần chân núi tạo nên cảnh sơn thuỷ hữu tình và cũng là con đường thuỷ giao thông thuận tiện.


3. Kiến trúc đền Cao An Phụ Hải Dương


Đền cao kinh môn hải dương xây dựng từ thời Trần. Các công trình kiến trúc hiện nay được trùng tu, tôn tạo thời Nguyễn. Những năm gần đây, di tích Đền Cao được nhà nước quan tâm đầu tư kinh phí trùng tu, tôn tạo, khôi phục nhiều hạng mục công trình, mở rộng phạm vi khu di tích, xứng với tầm vóc của danh nhân: như đền chính, nghi môn ngoại, nghi môn nội và xây dựng mới tượng đài Trần Hưng Đạo, một công trình văn hóa hoành tráng được xây dựng vào cuối thế kỷ XX.

Lễ hội Đền Cao An Phụ được tổ chức ngày mùng 01 tháng 4 (âm lịch ), kỷ niệm ngày mất của An Sinh Vương, nhân dân thập phương rước lễ vật về đền tế lễ... Ngoài lễ hội chính, đền Cao có quan hệ mật thiết với khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc, do vậy trong hai kỳ lễ hội tại Côn Sơn- Kiếp Bạc (Xuân, Thu nhị kỳ) khách thập phương hành hương về thắp hương tưởng niệm rất đông.


Qua bài viết chắc hẳn bạn đã hiểu rõ sự tích đền Cao An Phụ cũng như ý nghĩa lễ hội đền Cao An Phụ. Hi vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn có thêm kiến thức về khu di tích đền Cao An Phụ. 


>>>Tham khảo đường đi đền Cao An Phụ xã An Sinh huyện Kinh Môn:



Chia sẻ cho bạn bè

Bình luận