Đền Cây Quế ở đâu? Sự tích linh thiêng của đền Cây Quế

Đền Cây Quế ở đâu ? Đền có tên Cây Quế nằm trên địa bàn xã Mỹ Tân, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Vậy đền Cây Quế thờ ai và lễ hội đền Cây Q...

Đánh Giá

Rated 4.3/5 based on 9 votes

Đền Cây Quế ở đâu ? Đền có tên Cây Quế nằm trên địa bàn xã Mỹ Tân, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Vậy đền Cây Quế thờ ai và lễ hội đền Cây Quế được diễn ra khi nào ? Hãy cùng Đền Thánh Mẫu tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.


Di tích đền Cây Quế

1. Cùng giải đáp đền Cây Quế ở đâu ?


Di tích đền Cây Quế nằm trên địa bàn xã Mỹ Tân, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Ban đầu công trình được xây dựng ở vị tri ngã ba sông, cách vị trí hiện nay khoảng 500m về phía Tây Nam. Đến triều Nguyễn niên hiệu Tự Đức 25 (1872) do sự thay đổi của dòng chảy sông Hồng và sông Đào, phần lớn đất đai canh tác và hoa màu của nhân dân đều bị sụt lở xuống sông. Chính vì vậy nhân dân trong làng đã di chuyển công trình đến vị trí như hiện nay. Ngoài ra còn có một ngôi đền ở Hà Nội khác đó chính là đền Cây Quế Hà Nội.

Đền Cây Quế thờ ai ? Đền có tên Cây Quế là nơi thờ phụng đức thánh Linh Lang đại vương. Linh Lang đại vương là một trong tâm thức của người dân nên hành trạng của Ngài được nhiều nguồn tài liệu đề cập khác nhau. Từ vị thần trị thủy ở vùng đất Hà Nội, quyền năng thiêng liêng của đức thánh Linh Lang trong tâm thức dân gian ngày càng được mở rộng theo bước chân những người khai phá vùng châu thổ sông Hồng, để rồi trở thành vị thần trị thủy phổ biến ở vùng đất này. Chính vì vậy đền thờ Ngài luôn được xây dựng ở nơi gần nhánh những con sông, với chức năng tiêu thoát nước. Bên cạnh thờ đức thánh Linh Lang đại vương, đền Cây Quế Nam Định còn phối thờ các vị thần: Bố Cái đại vương, Bạch Hạc đại vương và Sơn Dược đại vương.


2. Linh thiêng sự tích đền Cây Quế Nam Định


Hình ảnh đền Cây Quế Nam Định gắn liền với đức thánh Linh Lang đại vương. Theo truyền thuyết, đức thánh Linh Lang là vị hoàng tử lạ thường con của vua Lý Thái Tông. Khi sinh ra, sau lưng ông đã có 28 vết hằn trông như vẩy rồng và trên ngực có bảy hàng chấm, óng ánh như hạt ngọc. Vua thấy con mình hình mạo khác thường nghĩ đây đúng là “Long hầu giáng thế” bèn đặt tên con là Hoàng Lang và cho mở tiệc lớn khao mừng. Ba năm sau, giặc Vĩnh Trinh nổi lên làm loạn ở vùng núi phía Bắc. Với quân lực hùng hậu, ai ai cũng khiếp sợ, nhà vua cho lập đàn cầu trời. Bỗng trên trời xuất hiện đám mây trắng, tiên ông giáng đàn nhắc nhở nhà vua đến làng Trai để chiêu tướng tài. Vua liền sai người đến trại Thị Lệ. Khi ấy Hoàng Lang nghe tiếng quan rao, bỗng nhiên ngồi dậy cất tiếng gọi mẹ. Hoàng Lang giục mẹ mời xá nhân vào nhà và nói rằng: “Ngươi hãy mau mau về báo với nhà vua, xin sắm sửa cho ta một lá cờ dài 10 thước và một con voi thật lớn, rồi mang lại ngay cho ta, một mình ta đánh giặc, xin nhà vua đừng lo ngại gì cả”. Nghe vậy xá nhân về bẩm lại với vua, nhà vua hết sức vui mừng. Ngày hôm sau sai người mang đến đủ cùng với 5000 binh lính chiêu mộ được, cho làm gia thần. Hoàng Lang nghiêng mình lắc mạnh, thân hình cao lớn chừng chín thước, tay cầm lá cờ 10 thước nhảy lên lưng voi thét lớn: “Ta là thiên tướng”. Con voi lồng lên chạy như bay, lao như tên bắn thẳng đến đồn giặc. Tướng giặc Vĩnh Trinh nhìn thấy sợ ngã lăn ra, quân lính chạy toán loạn vì khiếp sợ. 



Tượng thánh Linh Lang tại đền Cây Quế Nam Định


Với sự tích đền Cây Quế Hà Nội gắn liền với trận chiến với giặc Vĩnh Trinh. Khi đức thánh Hoàng Lang đánh tan quân giặc, ông trở về vùng đất Thị Lệ. Vài ngày sau, ông mắc phải chứng bệnh đậu mùa, vua biết tin liền xa giá đến thăm hỏi. Hoàng Lang nói rằng: “Muôn tâu bệ hạ, con thuộc dòng dõi của Lạc Long Quân, là một trong số 50 người con theo cha xuống biển, phụng mệnh Ngọc Hoàng thác sinh vào cung son gác tía. Nay giặc đã quét sạch, muôn dân được no ấm, con phải trở lại chốn thủy cung”. Nói xong Hoàng Lang biến thành Giao Long, trườn mình ra Hồ Tây rồi biến mất.” Ghi nhận sự kiện tại đền Cây Quế còn bức đại tự niên đại Khải Định, Kỷ Mùi (1919) ghi dòng chữ “Tây Hồ hiển thánh” (Hồ Tây đức thánh hiển linh). Để khẳng định công lao của Hoàng Lang trong công cuộc chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước dưới triều vua Lý Thái Tông, tại hiên tiền đường di tích đền Cây Quế còn có câu đối


3. Hình ảnh đền Cây Quế Nam Định


Đền Cây Quế Nam Định tọa lạc trên một khu đất rộng có diện tích 4772,9m2, với các hạng mục kiến trúc sau: nghi môn, sân ngoài, động sơn trang, công trình kiến trúc chính của đền và sân trong. Công trình kiến trúc chính của đền được xây dựng theo kiểu chữ Tam gồm các hạng mục: Tiền đường, trung đường và cung cấm. Mặc dù đã qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo song các hạng mục kiến trúc của đền vẫn được bảo lưu nhiều cấu kiện kiến trúc bằng gỗ và hệ thống hiện vật có giá trị lịch sử, nghệ thuật như: bài vị, câu đối, đại tự, bia đá, chuông đồng. Đặc biệt đền Cây Quế ở Nam Định còn lưu giữ nhiều mảng chạm khắc đã góp phần tăng thêm giá trị thẩm mỹ cho công trình kiến trúc. Các họa tiết trang trí tại đền được thể hiện trên các cấu kiện như: hệ thống bảy tiền, bảy hậu của tòa tiền đường với các đề tài “tứ linh, tứ quý”, trên đường bờ nóc tòa tiền đường với họa tiết “lưỡng long chầu nguyệt”, kìm nóc với hoạt tiết “long cuốn thủy” và bậc thềm lên xuống là đôi rồng được chạm khắc bằng đá xanh khá sinh động. Mặc dù các mảng chạm khắc, trang trí trên mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn song cũng góp phần làm tôn lên giá trị cho công trình kiến trúc của đền.




Hàng năm, tại đền Cây Quế Nam Định diễn ra một số kỳ lễ với nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian đặc sắc. Trong số đó tiêu biểu nhất là kỳ lễ trọng diễn ra vào ngày 22 tháng Tám âm lịch với nhiều nghi thức phong phú như: dâng hương, lễ, tế, đặc biệt là nghi thức “rước nước” rất độc đáo. Có thể nói những lễ hội truyền thống ở đây không chỉ thể hiện ước vọng của người dân cầu cho mưa thuận, gió hòa, tri ân công đức của Linh Lang đại vương mà còn góp phần quan trọng trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa dân gian đặc sắc.

Qua bài viết chắc hẳn bạn đã hiểu rõ sự tích đền Cây Quế Nam Định cũng như ý nghĩa của lễ hội đền Cây Quế. Hi vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn có thêm kiến thức về khu di tích này. 


>>>Đường đi đề Cây Quế Nam Định quý vị có thể tham khảo:


Chia sẻ cho bạn bè

Bình luận