Sự tích Đền Sinh Chí Linh Hải Dương

Chắc hẳn những người gặp khó khăn trong việc mang thai, những người bị hiếm muộn đều nghe đến ngôi đền cầu con nổi tiếng. Có bệnh thì vái t...

Đánh Giá

Rated 4.3/5 based on 9 votes

Chắc hẳn những người gặp khó khăn trong việc mang thai, những người bị hiếm muộn đều nghe đến ngôi đền cầu con nổi tiếng. Có bệnh thì vái tứ phương, bệnh tật thuốc thang điều trị không khỏi thì đến cầu khấn, ở đâu có người nào mách là tìm tới. Và ngôi đền cầu con ở Đền Sinh Hải Dương là 1 trong những địa chỉ nổi tiếng linh thiêng thu hút rất đông người tìm đến. Người ta vẫn nói rằng, có 3 địa chỉ nối tiếng mà các cặp vợ chồng chưa có con, hiếm muộn cần phải tìm tới đó chính là Đền Sinh, chùa Ngọc Hoàng và chùa Hương. Trong bài ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ngôi Đền Sinh ở Chí Linh Hải Dương.

1. Lịch sử Đền Sinh Hải Dương




Truyền thuyết kể lại rằng, ngày xửa ngày xưa vào đúng giờ Dần ngày 8 tháng 5 năm 524, đám trẻ con đang chơi đùa dưới chân núi Đền Sinh thì nghe thấy có tiếng khóc của trẻ con. Khi tìm đến thì chúng phát hiện một đứa bé với dáng vẻ khôi ngô thông minh ngồi ở chỗ hòn đá to nứt làm đôi.

Bọn trẻ thấy vậy liền bế đứa trẻ về làng tuy nhiên khi đang đi về thì mưa giông gió bão nổi lên, đứa trẻ này khóc một tiếng rồi biến mất, bay thẳng lên trời, nghe có tiếng trên không trung vọng lại rằng, ta chính là Phi Bồng Hạo Thiên Đại tướng quân, giáng hạ.

Nghe thấy kể lại như vậy, người dân địa phương đã bảo nhau lập 2 ngồi đền, Đền Sinh chính là nơi sinh ra thần Phi Bồng tức là nơi có cỗ đá vỡ làm đôi sinh ra ông. Và bên cạnh đó là ngôi đền hóa, nơi thần bay về trời.

Cũng tại ngôi đền đó, trước đây có 2 vợ chồng bị hiếm muộn, dù đã bước sang độ tuổi ngũ tuần, lục tuần nhưng cố gắng vẫn không thể có được dù chỉ là 1 mụn con. Cặp vợ chồng đó có tên Chu Thức và Hoàng Thị Ba, người ta vẫn gọi là bà Ba, ông Chu.

2 vợ chồng này ngày đêm mong ngóng có con đến mức mơ thấy cả việc mình sẽ sinh con. Và một hôn đang ngủ tại một ngôi chùa, thì cả 2 vợ chồng mộng thấy có người nói rằng “ta chính là Sơn Thần, phụng chỉ của Ngọc Hoàng đại đế, giáng trần và sẽ đầu thai vào làm con của ông bà nhằm giúp dân giúp nước. Hôm nay ta báo cho 2 vợ chồng biết”.

Và thật ngạc nhiên khi tỉnh dậy vào sáng hôm sau, khi 2 vợ chồng vừa bước đến ra cửa chùa thì nhìn thấy 1 vết chân người rất to lớn, ông Chu có ươm chân thử nhưng không vừa, đến lượt bà Ba ướm lại thì tự nhiên vết chân bỗng biến mất. Lạ kì thay là sau một thời gian bà Ba phát hiện mình có thai. 2 vợ chồng vô cùng vui mừng và hạnh phúc, bà đã sinh ra một câu con trai vô cùng thông minh, khôi ngô tuấn tú đặc tên là Hiện, tự là Phúc Uy.

Khi Phúc Uy lên tuổi 16, cậu bé đã giỏi văn giỏi võ. Đến năm 19 tuổi, cậu theo vua Lý Nam Đế đi đánh giặc, với công lao đạt được, bằng sự giỏi giang và mưu trí của mình, cậu đã được phong chức Vũ Đại tướng quân và trấn giữ ở vùng đất Hải Dương ngày nay. Sau nhiều năm bảo vệ nhân dân, vùng đất Hải Dương, cuối cùng Phúc Uy đã hy sinh anh dũng trong một trận chiến ác lược. Để tưởng nhớ công lao của người anh hùng dân tộc này, nhân dân Hải Dương đã lập đền thờ để tỏ lòng thành kính và biết ơn đến ông.

Từ đó đến nay, ngôi Đền Sinh được lưu truyền trong dân gian đó là nơi cầu tự cực kỳ linh thiêng. Các vợ chồng hiếm muộn mong muốn có con hãy đến đây để sờ vào phiền đá và thành tâm cầu xin, nếu có duyên lành sẽ được như ý.

Bản quản lý di tích Đền Sinh cho hay, hàng năm có rất nhiều các cặp vợ chồng tìm về Đền Mẫu Sinh Chí Linh Hải Dương để cầu con, những người đến cầu con ở Đền Sinh, về may mắn có con đều quay trở lại lễ tạ, và tại đây đã ghi lại được không ít các ca đến cầu tự và đạt được may mắn, như ý nguyện. Trung bình khi tới Đền Sinh cầu con, có khoảng gần 70% số cặp vợ chồng tìm lại lễ tạ lộc thánh lộc trời.

2. Địa chỉ Đền Sinh Hải Dương


Đền Sinh Chí Linh Hải Dương hiện nay thuộc về thôn An Mô của xã Lê Lợi, Chí Linh, Hải Dương. Nếu có dịp xuống Hải Dương, đi du lịch Con Sơn Kiếp Bạc bạn nhất định nên đến ngôi đền và lễ hội Đền Sinh một lần để tận mắt chứng kiến phiến đá vỡ làm đôi nơi mà Phi Bồng Hạo Thiên Đại tướng quân, giáng hạ. Ngôi Đền Sinh chỉ cách chùa Côn Sơn gần 1 km về phía Bắc do đó sẽ thật là đáng tiếc nếu bạn bỏ qua.

3. Đền Sinh thờ ai?


Tại Đền Sinh có thờ Mẫu tức là bà Hoàng Thị Ba người sinh ra người anh hùng có tên Phúc Uy, người bảo vệ nhân dân, trừ giặc giúp dân. Thờ ông Phúc Uy với tượng của ngài – người được vua Lý Nam Đế phong thần hiệu là Phi Bồng Hạo Thiên tối linh Thượng đẳng thần.

Hiện nay Đền Sinh thị xã chí linh hải dương được tổ chức lễ hội từ ngày 6 đến ngày 8 tháng 4 âm lịch hàng ngày năm nhằm kỉ niệm ngày sinh của Phi Bồng đại tướng quân. Tại đây diễn ra lễ hội rất trang nghiêm và hoành tráng, mọi người có thể nhân dịp này để về xem.

Một vài hình ảnh Đền Sinh ở Hải Dương chúng ta có thể chiêm ngưỡng.






>>> Đường đi đền sinh Hải Dương:


Chia sẻ cho bạn bè

Bình luận