Đền ông Hoàng Bảy ở đâu ? Đền này chính là đền Bảo Hà – di tích nằm trên ngọn núi Cấm thuộc xã Bảo Hà, Bảo Yên, Lào Cai với những câu chuy...
Đền ông Hoàng Bảy ở đâu ? Đền này chính là đền Bảo Hà – di tích nằm trên ngọn núi Cấm thuộc xã Bảo Hà, Bảo Yên, Lào Cai với những câu chuyện truyền kỳ khó tin. Vậy đền ông Hoàng Bảy thờ ai và đến đền ông Hoàng Bảy cầu gì. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
1. Đền ông Hoàng Bảy ở đâu ở Lào Cai?
Đền ông Hoàng Bảy ở đâu ? Địa chỉ Đền thờ Ông Hoàng Bảy được xây dựng tại nơi năm xưa di hài của ông lưu lại là Đền Bảo Hà thuộc xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Di tích đền ông Hoàng Bảy nằm ở chân đồi Cấm, bên bờ thượng lưu sông Hồng, ở bên bến phà Trái Hút. Vì thú chơi phong lưu của ông Hoàng Bẩy nên nơi ông ngự còn được mệnh danh là Trái Hút Bảo Hà. Ngày hội đền Bảo Hà diễn ra vào ngày 17/7 âm lịch hàng năm. Vào ngày này có đông đảo du khách thập phương đến dự. Người ta thường dâng ngựa xám, bàn đèn, thuốc cống, kẹo xìu (kẹo lạc)…. Ngoài những ngày lễ hội, vào những ngày thường (đặc biệt là vào mùa xuân) khách thập phương trong cả nước vẫn thường xuyên tụ họp về đây để thắp hương tưởng niệm, cầu an, cầu lộc.
2. Nguyên do mọi người đi đền Ông Hoàng Bảy cầu số đề?
Căn ông Hoàng Bẩy là gì và mọi người đến đền ông Hoàng Bảy Lào Cai cầu gì ? Đền có tên là ông Hoàng Bảy còn có "bí danh" là "đền số má". Bởi đơn giản, không biết từ bao giờ, dân chơi đỏ đen, chơi lô đề, số má từ khắp các nơi kéo về đây để dâng lễ cầu lộc lô đề, buôn bán hàng lậu. Người canh giữ ở di tích đền ông Hoàng Bảy Lào Cai nói rằng, hầu hết dân chơi lô đề số má đều kéo đến đền Bảo Hà xin lộc từ ông Hoàng Bảy: "Cầu xin ông Hoàng cho con đánh lô trúng lô, đánh đề trúng đề". Tuy nhiên, có những người có căn quả ông Hoàng Bẩy thường đến đền Bảo Hà để cúng bái xin lộc, cầu tài.
3. Sự tích đền ông Hoàng Bảy trong cổ truyền Việt Nam
Ông hoàng bảy là ai cho đến nay vẫn là một bí ẩn, dù trong dân gian có nhiều câu chuyện truyền kỳ khác nhau giải đáp về sự tích đền ông Hoàng Bảy ở Lào Cai. Theo lời người dân sông ở huyện Bảo Hà, Hoàng Bảy là “thần vệ quốc” – một vị anh hùng của miền sơn cước từng đánh giặc ngoại xâm phương Bắc bảo vệ nhân dân. Khi ông mất, người dân Bảo Hà đã lập đền thờ, thờ phúng ông ở trên ngọn núi Cấm quay mặt ra phía sông Hồng, đúng thế “tựa sơn đạp thủy” để “trấn yểm” cho vùng đất biên giới tỉnh Lào Cai được bình yên, thịnh vượng.
Với câu hỏi mộ ông hoàng bảy ở đâu ? Một trong số các truyền thuyết về lịch sử đền ông Hoàng Bảy ở Lào Cai kể rằng, vào cuối đời Lê niên hiệu Cảnh Hưng (1740-1786) khắp vùng Quy Hóa gồm Châu Thủy Vỹ và Châu Văn Bàn ngày nay là tỉnh Yên Bái, Lào Cai. Vùng đất này thường xuyên bị giặc phương Bắc tràn sang cướp phá, khắp vùng loạn lạc, cư dân điêu tàn. Trước cảnh giặc ngoại xâm phương Bắc hoành hành vùng biên giới, tướng Hoàng Bảy được triều đình giao trọng trách khởi binh dẹp loạn. Đội quân của ông Hoàng Bẩy tiến dọc sông Hồng đánh tan quân giặc, giải phóng Châu Văn Bàn và ông Hoàng Bẩy đã xây dựng Bảo Hà thành căn cứ địa lớn vững chắc. Tuy nhiên, trong một trận chiến đấu không cân sức, vị tướng Hoàng Bảy anh dũng hy sinh. Di hài của ông trôi theo dòng sông Hồng dạt vào bờ Bảo Hà. Nhân dân trong vùng đã an táng ông và lập đền thờ tại đây để ghi nhớ công đức to lớn của vị tướng tài Hoàng Bẩy.
4. Sắm lễ cúng ông Hoàng Bảy gồm những gì ?
Lễ hội đền diễn ra khi nào và lễ ông hoàng bảy gồm những gì ? Lễ hội đền ông Hoàng Bảy Bảo Hà có rất nhiều ngày lễ hội, trong đó những ngày lễ chính là: Lễ thượng nguyên (Rằm tháng Giêng), lễ tiệc quan tuần tranh (25/5 âm lịch), lễ hội ngày giỗ ông Hoàng Bảy (17/7 âm lịch), lễ tết muộn (Tết tất niên).
Ngày tiệc chính của ông là ngày 17/7 âm lịch, vào ngày này, ở đền ông tập nập. Khi sắm lễ cúng ông hoàng bảy du khách thập phương đến dâng ông ngựa xám, bàn đèn, thuốc cống, kẹo xìu (kẹo lạc)... để cầu tài cầu lộc. Chính vì vậy ngoài ngày tiệc chính thì ngày ngày rằm tháng Giêng cũng là thời điểm thích hợp để các bạn du xuân đến di tích đền ông Hoàng Bảy ở Lào Cai.
Bài văn khấn ông Hoàng Bảy
Gió nam thoảng đưa hương bay ngào ngạt
Bóng ác tà đã gác non tây
Trăng in mặt nước vơi đầy
Bảo Hà có tích xưa nay còn truyền
Quan Hoàng Bảy trần miền Băc địa
Hợp binh hùng lục thuỷ Thao Giang
Quân cơ mưu lược luận bàn
Doanh trung thường có hai hoàng vào ra
Quan Hoàng Bẩy Bảo Hà chính vị
Cùng tướng công đệ nhị Hoàng Hai
Can qua dâu bể biến dời
Anh hùng xưa đã ra người cung tiên
Nhớ công đức lập đền phụng sự
Thổ, Mán, Nùng tiên nữ dâng hoa
Thú vui điếu khách bàn trà
Phong lưu thuốc cống Bảo Hà dâng ông
Hoàng hoa tửu khăn hồng gối xếp
Ngự tính tình phong nguyệt hoạ ca
Nhắn ai lên đất Bảo Hà
Nếm mùi phong nguyệt ấy là thần tiên
Cõi Bắc địa còn truyền cổ tích
Quan Bảo Hà thực đích trung quân
Sinh thời làm tướng trung thần
Tấc lòng yêu nước thương dân hãy còn
Dẫu bể cạn non mòn cũng quyết
Thử ra tài cho biết oai danh
Bao phen lẫm liệt tung hoành
Định an xã tắc đề binh cõi ngoài
Đất Lào Cai là nơi dụng võ
Quyết ra tay đội ngũ tiến công
Biên cương súng nổ đùng đùng
Sa trường sương núi máu sông chẳng nề
Đem quân về Thất Khê phòng thủ
Đền Bảo Hà lạc thú huê viên
Mãn tuần chiếu hạc hồi thiên
Tấm thân thoát lánh nghiệp duyên cõi trần
Bỗng một trận sầu vân ám kết
Hiện chân hình dạo Bắc hết Nam
Vui cùng nước biếc trăng ngàn
Tốt tươi quả lạ trăng vàng đìu hiu
Độ dân xã ngày Nghiêu tháng Thuấn
Cõi Việt Nam Bắc trấn oai danh
Từ bi cải dữ làm lành
Chọn ngươi nữ tú nam thanh chấm đồng
Kẻ xuôi ngược dưới sông trên bộ
Ai khẩn cầu tế độ thì qua
Hoàng về trắc giáng điện toà
Hộ trì đệ tử vinh hoa thọ trường.
Qua bài viết chắc hẳn bạn đã hiểu rõ sự tích đền ông Hoàng Bảy cũng như ý nghĩa lễ hội đền ông Hoàng Bảy. Hi vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn có thêm kiến thức về khu di tích đền ông Hoàng Bảy.
>>Đường đi đến đền Ông Hoàng Bảy