Để theo được những hành trình tâm linh ở các vùng đất cần có sự thật tâm, lòng kính trọng nhất là đền Thượng ở Lào Cai, hay đền Mẫu Thượng ...
Để theo được những hành trình tâm linh ở các vùng đất cần có sự thật tâm, lòng kính trọng nhất là đền Thượng ở Lào Cai, hay đền Mẫu Thượng Ngàn Ba Vì. Hãy cùng Đền Thánh Mẫu tìm hiểu chi tiết, chính xác về lịch sử, lễ hội đền Thượng Lào Cai, Ba Vì và cũng như đường đi đền Thượng Ba Vì, giúp bạn có cái nhìn tổng quát nhất về ngôi đền.
1. Vài nét về lịch sử của đền Thượng Lào Cai trong tập tục Việt Nam
Để theo được hành trình tâm linh ở Lào Cai, thì không thể không đến di tích đền Thượng Lào Cai nơi đây. Ngôi đền nằm trên phường Lào Cai, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai nên được rất nhiều đến, tham quan thắng cảnh và dâng hương để thể hiện lòng thành kính của bản thân đến với ngôi đền.
Ngoài ra, đền Thượng ở Lào Cai còn có tên gọi khác là Thánh Trần Từ. Nhiều người cũng thắc mắc về đền Thượng Lào Cai thờ ai thì ngôi đền này đã được xây dựng vào thời Lê, với niên hiệu Chính Hòa và nơi đây thờ Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, một trong những người đã có công lao rất lớn trong sự nghiệp bảo vệ bờ cõi đất nước, người dân phải kính nể, tôn trọng ông.
Tên tuổi của Hưng đạo vương Trần Quốc Tuấn cũng đã gắn liền với ý nghĩa và hình ảnh đền Thượng Lào Cai. Theo sử sách ghi chép,tháng 9 năm 1257 được Trần Thái Tông xuống chiếu lệnh cho Quốc công tiết chế Trần Quốc Tuấn đi đến vùng biên ải khi sứ Nguyên sang đầu hàng, ba tháng trước khi quân Mông Cổ sang xâm lược nước Đại Việt. Với những sự thao lược thông minh của ông, binh tướng nhà Trần cùng quân dân Đại Việt đã chiến thắng quân Mông - Nguyên ba lần, đặc biệt chiến thắng lịch sử Bạch Đằng đã tạo nên sự vẻ vang, chấm dứt được mộng xâm lược thôn tính Đại Việt của quân Nguyên - Mông. Khi đất nước trở lại thái bình, Trần Quốc Tuấn đã lui về sống tại Vạn Kiếp, đến 20 tháng 8 năm Canh Tý Hưng đạo vương Trần Quốc Tuấn mất và để ghi nhớ đến công lao của ông, triều đình đã phong tặng Trần Quốc Tuấn tước Thái Sư Thượng Phụ Quốc công tiết chế nhân võ Hưng Đạo Vương. Chính phường Lào Cai thuộc thành phố Lào Cai hiện nay đã là nơi đầu sóng gió, một trạm hỏa hiệu được lập để nổi ngọn lửa báo hiệu cho toàn dân, quân mỗi khi kẻ xâm lược tiến vào bờ cõi, nơi đây cũng đã ghi nhớ công ơn to lớn của ông và lập đền thờ Hưng đạo vương Trần Quốc Tuấn tại đây.
2. Khám phá cấu trúc đền Thượng Lào Cai sau khi được tu sửa
Sau đây là những hình ảnh đền Thượng ở Lào Cai sau nhiều lần đã được tu sửa, nhưng vẫn giữ được dáng vẻ uy nghiêm, tôn kính tới Hưng đạo vương Trần Quốc Tuấn. Theo như trong lịch sử của đền Thượng thì sẽ thấy rằng, ngôi đền được xây dựng bằng gỗ quý, cho đến này thì đã xây bằng gạch, được kết hợp giữa kiểu kiến trúc truyền thống và với văn hóa bản địa nên tạo được dáng vẻ uy nghi của ngôi đền.
Điều đặc biệt, ngay cạnh đền có một cây đa rất lớn hay được dân gian tìm kiếm chính là cây đa ở Đền Thượng Lào Cai được người dân xem là hiện thân của Thánh mẫu Thượng Ngàn, ngay dưới gốc cây đa có một miếu nhỏ để thờ Thánh mẫu. Còn trong đền qua nhiều lần trùng tu thì đã có diện mạo cổ kính và thiết kế theo chữ “Công” gồm hệ thống như tam quan ngoại, tam quan nội, các nhà tả vu, hữu vu, hậu cung.
Lễ hội đền Thượng ở Lào Cai
Không những thế, hình ảnh di tích đền Thượng với sự hùng vĩ về phong cảnh, kiến trúc, không gian của đền thì đền Thượng Lào Cai còn nằm trong quần thể di tích văn hóa của chùa Tân Bảo, đền Mẫu, đền Quan, đền Cấm. Ngôi đền được cho là ngôi đền linh thiêng nhất trong hệ thống các đền, chùa ở Lào Cai.
3. Đôi nét về đền Thượng ở Ba Vì Hà Nội
Ngoài đền Thượng ở Lào Cai thì còn có danh sách đền Thượng ở những nơi khác, chính là đền Thượng Ba Vì. Ở Ba Vì thì ngôi đền này là thờ Đức Thánh Tản Viên Sơn, đền tọa lạc trên đỉnh núi Ba Vì thuộc Vườn quốc gia Ba Vì cao 1227m, nơi rất linh thiêng, uy nghiêm mà nhiều người biết đến.
Bên cạnh đó đường đi đền Thượng ở Ba Vì Hà Nội cũng được rất nhiều người quan tâm. cũng như với câu hỏi địa chỉ đền Thượng Ba Vì ở đâu hay ngự ở chỗ nào là ở trên đỉnh núi Ba Vì thờ Đức Thánh Tản Viên, còn đền Trung ở cốt 600m, lưng chừng phía Tây núi Ba Vì thuộc địa phận xã Minh Quang, nơi đây thờ bà Ma Thị Cao Sơn chính là mẹ nuôi của Đức Thánh Tản Viên. Cuối cùng là đền Hạ ở chân núi Tản ven bờ sông Đà và thờ Tam vị Đức Thánh Tản.
Ngay trên đền Thượng ở Ba Vì thì ngay chính giữa là ngôi Tam Bảo thờ tượng Đức Thánh Tản, bên tả là Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, bên hữu chính là tam tòa Thánh Mẫu chính là Bà mẫu Thượng Ngàn, nơi đây chính là đền mẫu Thượng Ngàn Ba Vì linh thiêng.
Với những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp ở trên, chắc chắn đã giúp bạn có cái nhìn bao quát về đền Thượng Lào Cai và lịch sử đền Thượng Ba Vì Hà Nội. Giúp cho con cháu đời sau luôn ghi nhớ, tôn kính người anh hùng của dân tộc, Hưng đạo đại vương Trần Quốc Tuấn, bảo vệ đất nước khỏi quân xâm lượng và bạn có thêm thông tin về cả hai ngôi đền để bạn dâng hương với lòng thành kính nhất, tôn trọng tới ông. Chúc bạn may mắn khi có chuyến đi du lịch Đền Thượng Ba Vì và với các thông tin mà chúng tôi cung cấp.