Huyền tích về lịch sử Đền Tiên La Thái Bình

Một trong những ngôi đền có di tích lịch sử tâm linh ở vùng đất Thái Bình, chính là đền Tiên La Thái Bình mà nhiều người chưa biết đến. Hãy...

Đánh Giá

Rated 4.3/5 based on 9 votes

Một trong những ngôi đền có di tích lịch sử tâm linh ở vùng đất Thái Bình, chính là đền Tiên La Thái Bình mà nhiều người chưa biết đến. Hãy cùng Đền Thánh Mẫu khám phá ra những sự tích đền Tiên La, hoặc lễ hội, tìm hiểu được đền Tiên La thờ ai sau bài viết dưới đây, để giúp bạn có cái nhìn tổng quát, chính xác nhất.

1. Giải đáp địa chỉ đền Tiên La ở đâu trong tỉnh Thái Bình



Trước khi di chuyển chắc chắn bạn cần biết đền Tiên La ở Thái Bình ở tọa độ nào để có thể sắp xếp công việc cho phù hợp, thích hợp để di chuyển đến đền thích hợp nhất. Ngôi đền Tiên La Thái Bình nằm ở thôn Tiên La, xã Đoan Hùng, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, ngôi đền có diện tích rất rộng, nằm trên con đường cũng rất tiện nên bạn có thể lựa chọn phương tiện di chuyển thích hợp.

Nhiều người rất băn khoăn về đền Tiên La thờ ai thì các chuyên gia chúng tôi trả lời rằng, ngôi đền thờ Bát Nạn tướng quân Vũ Thị Thục (có nghĩa là tướng quân phá nạn cho dân chúng). Bà là một trong những nữ tướng của Hai Bà Trưng đã có công lao rất lớn trong chống lại quân xâm lược phương Bắc, cũng được phong chiếu là Đông Nhung Đại Tướng Quân. 

Nơi đây là ngôi đền rất linh thiêng, uy nghiêm, vững trãi nên được rất nhiều người dân đến để dâng hương, thể hiện lòng thành kính của bản thân. Tiếp theo cùng tìm hiểu thêm về sự tích đền Tiên La ở Thái Bình, vì sao nơi đây lại thờ Bát Nạn tướng quân Vũ Thị Thục nhé.


2. Vài nét về sự tích và lễ hội đền Tiên La Thái Bình trong cổ truyền Việt Nam


Theo những người dân trong vùng tương truyền rằng về nữ tướng Vũ Thị Thục hay còn với tên gọi là Thục Nương. Bà sinh ra trong một gia đình có truyền thống làm nghề bốc thuốc cứu chữa bệnh, Thục Nương lớn và rất xinh đẹp, tốt tính, văn võ song toàn mà có tính thương người. Khi tới tuổi 18 trăng tròn, Thục Nương đã đính hôn với Phạm Danh Hương, quận trưởng của Nam Chân, chỉ còn chờ đến ngày cưới nhưng tai họa lại ập đến hai người họ.

Trong sự tích đền mẫu Tiên La Thái Bình thì trước nước ta bị thuộc địa phong kiến phương Bắc, do viên quan thái thú nhà Hán có tên là Tô Định cai trọ và hắn tham tiền, hám sắc, tàn bạo. Khi biết đến Thục Nương là cô gái xinh đẹp, toàn vẹn nên đã sai lính đến bắt cha của Thục Nương và Phạm Danh Hương, ép họ phải gả nàng cho hắn. Cả hai người cùng từ chối, cự tuyệt nên họ đã bị Tô Định giết hại và hắn cho quân về bắt Thục Nương. Hay tin dữ nhưng Thục Nương vẫn giả vờ nhận ệnh và lên kiệu, nàng đã dùng đôi kiếm bạc để phá vỡ vòng vây của quân Tô Định và mở đường ra bến sông, chèo thuyền mất một ngày tới hương Đa Cương, đến chùa Tiên La nương nhờ cửa Phật. 

Với những mối nợ thì Thục Nương đã triệu tập binh mã, giương cờ khởi nghĩa mang bốn chữ vàng “Bát Nạn tướng quân” chống lại quân xâm lượng phương Bắc, đã làm tổn thất rất nhiều quân địch. Khi hay tin Hai Bà Trưng khởi nghĩa ở Hát Môn, Thục Nương đã đem quan kết hợp với sức quân của Hai Bà Trưng, được phong là Đông Nhung Đại Tướng Quân, đã giành thắng vào mùa xuân năm 40. Nhưng sau đó, quân Hán đã sai Mã Viện sang đánh thì nữ tướng và nghĩa quân đã phải rút về Tiên La cố thủ, cuối cùng thì Bát Nạn tướng quân và quân sỹ của mình cũng đã hy sinh ở gò Kim Quy. 


Cùng với những công sức to lớn của bà thì nhân dân đã lập đền mẫu Tiên La để ghi nhớ công ơn, công đức mà bà đã chống quân xâm lược. Để ghi nhớ thì cứ hàng năm khai hội đền Tiên La ở Hưng Hà Thái Bình vào các ngày 10 đến 20 tháng 3 âm lịch, ngày chính hội là 17 tháng 3 vì đó là ngày mất của Bát Nạn tướng quân Vũ Thị Thục, trong đó có phần lễ và phần hội được đông đảo người dân tham gia, những lần rước kiệu, hay các trò chơi dân gian đều được tổ chức.


3. Ngắm nhìn cảnh quan đền Tiên La ở Thái Bình bằng đôi mắt thi nhân



Ở hình ảnh đền Tiên La Thái Bình hiện nay, đã được nhiều lần tu bổ nên đền đã có quy mô lớn hơn, đẹp hơn rất nhiều. Đặc biệt, toàn bộ ngôi đền được làm theo cấu trúc: tiền nhất, hậu đinh. Các cấu trúc về dáng vóc, cột, kèo, đao mái uốn cong đền mang những hình dáng rồng bay lên hoặc Lưỡng Long Chầu Nguyệt, trong đền có ba tòa điện chính là Tiền tế, Trung tế, Hậu cung. 

Khi bước vào sân đền là Tam quan nội và hai bên có thờ Lầu Cô, Lầu Cậu, tiếp đến là Tiền tế với những kiến trúc bằng gỗ tứ thiết, nội thất được chạm trổ xen lẫn nhau giữ long, lân, quy, phượng và thông, cúc, trúc, mai. Tiền tế là những câu đối ca ngợi triều Trưng Vương và tài sắc, phẩm hạnh của nữ tướng Bát Nạn.

Đến Trung tế thì kiến trúc theo kiểu phương đình, toàn bộ đều làm bằng đá. Cuối cùng là Hậu cung gồm ba gian, được tương truyền rằng nơi đây là mộ của Bát Nạn tướng quân, gian giữa đặt ban thờ, trên có ngau và tượng của Bà và xung quanh cũng thờ các tướng sỹ, quân lính của bà. Còn bên trái là thờ thân phụ, bên phải thờ thân mẫu của Bà. 

Trên đây là những thông tin mới nhất về khi thuyết minh về đền Tiên La Thái Bình giúp bạn có được những kiến thức cơ bản nhất về ngôi đền trong bộ 3 ngôi đền đền Trần-đền Tiên La-chùa Keo ở Thái Bình. Chúc bạn may mắn, cùng thông tin mà chúng tôi đã cung cấp


>>>Đường đi đền Tiên La ở Hưng Hà Thái Bình:


Chia sẻ cho bạn bè

Bình luận