Khám phá tâm linh đền Dâu Quán Cháo Ninh Bình

Đền Dâu ở đâu ? Đền hiện toạ lạc trên một thế phong thuỷ đẹp, đền nằm trên một khu đất cao quay hướng đông nam thuộc địa phận phường Nam Sơ...

Đánh Giá

Rated 4.3/5 based on 9 votes

Đền Dâu ở đâu ? Đền hiện toạ lạc trên một thế phong thuỷ đẹp, đền nằm trên một khu đất cao quay hướng đông nam thuộc địa phận phường Nam Sơn, thành phố Tam Điệp tỉnh Ninh Bình. Đền này còn có tên gọi khác chính là Quán Cháo, như vậy đền Dâu thờ ai và lịch sử đền Quán Cháo có gì đặc biệt ? Hãy cùng Đền Thánh Mẫu tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

1. Tìm hiểu di tích đền Quán Cháo ở đâu ?


Địa chỉ đền Dâu đang nằm tại trên một thế phong thuỷ đẹp, đền nằm trên một khu đất cao quay hướng đông nam, phía trước đền có núi Hồng Ngọc làm án, phía sau có núi Chong Đèn làm hậu chẩm, bên trái có núi Ngang(Hoành Sơn) làm Thanh Long, bên phải đền có núi Béo làm Bạch Hổ.


Di tích đền Dâu Quán Cháo 

Kiến trúc đền Dâu Quán Cháo Ninh Bình tương đối bề thế. Khi bắt đầu vào, bạn sẽ gặp cung tam đệ sau khi bước qua ngưỡng cửa đá cao chừng 45 cm. Cung được trang trí với 4 hàng cột gỗ lim, kê trên các chân tảng đá cổ bồng cao 40cm, chạm khắc hoa văn cây lá. Có tổng cộng 16 cột gồm 8 cột quân và 8 cột cái. Tất cả đều được làm bằng gỗ lim sơn son thếp vàng.

Với câu hỏi đền Dâu Quán Cháo thờ ai thì chúng tôi sẽ trả lời cho quý bạn biết, rằng khu giữa đền trang trí cửa võng, bên dưới là ban thờ và tượng thờ Ngũ vị tiên ông, hai bên của ban thờ có đặt đôi hạc gỗ. Khu chính giữa tiền đường được treo treo bức đại tự “Tang dã linh từ” (đền thiêng nương dâu), bên trái có bức đại tự “Phúc tý Ninh Bình” (giáng phúc và che chở cho Ninh Bình). Bên phải có bức đại tự “Tối Linh Từ” (đền rất thiêng).

Sau cung đệ tam là tới cung đệ nhị thờ Hội đồng tứ phủ (Thiên phủ, Nhạc phủ, Địa phủ và Thoải phủ). Cung này có đến 12 cột đá xanh, hình vuông nguyên khối cao từ 1,8 đến 2m mỗi chiều 0,2m x 0,2. Trên cột đền Dâu Ninh Bình có ghi các câu đối tán dương công đức của Thánh Mẫu và sự tích Hoàng đế Quang Trung bái kiến đền, được Mẫu Liễu trợ giúp đánh giặc. Bên phải của toà đệ nhị có ban thờ Cô chín, ông Hoàng Bảy và Cậu bé, bên trái có ban thờ Chầu đệ Tứ, ông Hoàng Mười, Quan Hoàng và Hội đồng nhà Trần.

Đi thêm chút nữa, du khách dừng chân tại cung đệ nhất (Cung cấm) là phần chuôi vồ nối liền với cung đệ nhị phía trước có bức đại tự “Thượng Liệt Từ” (Nơi thờ cao nhất) nơi đây đặt tượng thờ Tam toà Thánh Mẫu trong một long khám lớn sơn son thếp vàng kích thước 2m x 2m x 1,8m. Pho tượng giữa là Mẫu đệ Nhất Thượng Thiên (Quỳnh Hoa công chúa – Liễu Hạnh, bằng đồng cao 0,9m; pho tượng bên trái là Mẫu đệ Nhị Thượng Ngàn (Tiên nữ Quế Hoa) bằng gỗ cao 0,9m; pho tượng bên phải là Mẫu Tam Thoải (Tiên nữ Ngọc Hoa) bằng gỗ cao 0,6m. Khi bước vào cung đệ nhị, du khách sẽ sống và trở về với thời xưa, nơi vua chúa ngự trị, tất cả như một bức tranh tái hiện lại mọi việc.

Cách bài trí ở toà đệ nhất cũng giống như cách bài trí ở cung thờ Mẫu Liễu Hạnh của đền Vân Cát, Tiên Hưng (Phủ Giày – Nam Định), phủ Tây Hồ (Hà Nội), đền Sòng(Thanh Hoá). Ba pho tượng Mẫu ngự trên toà vừa tượng trưng Tam phủ, lại vừa mang ý nghĩa “Tam sinh tam hóa” của mẫu Liễu Hạnh.


2. Lịch sử đền Dâu Quán Cháo Ninh Bình


Đền Dâu Ninh Bình hay còn có tên là Quán Cháo từ xa xưa đã đi vào lòng người và ngay cả những câu ca dao hay câu thơ cũng rất được nhiều người chọn lựa làm đề tài viết. Ngôi đền này thuộc địa phận phường Tây Sơn, thành phố Tam Điệp tỉnh Ninh Bình, đền có tên chữ là Chúc Sơn Tiên Từ (nghĩa là: Đền Tiên núi Cháo) thờ Liễu Hạnh Công chúa – một trong tứ bất tử của điện thần Việt Nam.


Lễ hội đền Dâu ở Ninh Bình được tổ chức vào ngày 15/1 âm lịch hàng năm

Lịch sử đền Quán Cháo Tam Điệp được dân gian ghi tạc lại rằng: xưa kia thánh mẫu Liễu Hạnh hóa thân thành bà bán cháo tại một quán ven đường khi vua Quang Trung đem quân đi đánh giặc Mãn Thanh, bà nấu cháo khao quân. Sau khi đánh thắng quân trở về vua thấy lạ và lập đền thờ mẫu Liễu Hạnh tại chính nơi này.

Lễ hội đền Dâu ở Ninh Bình diễn ra vào ngày 15 tháng riêng âm lịch hàng năm. Tương truyền đó là ngày hội đặt hom dâu và cũng là ngày mừng vua Quang Trung chiến thắng khải hoàn, kéo dài cho đến hết ngày 3-3 Âm lịch (Ngày kỵ của mẫu Liễu), ở địa phương còn lưu truyền câu ca dao:

Dù ai đi đâu về đâu

Nguyên tiêu lễ hội đền Dâu thì về

Dù ai bận rộn trăm bề

Nguyên Tiêu lễ hội thì về đền Dâu

Trước đây lễ hội có tục rước tượng và kéo chữ “Mẫu Nghi thiên hạ”, “Thiên hạ thái bình” và “Lý Nhân vi mỹ” nhưng hiện nay tục rước tượng và kéo chữ chưa khôi phục được, chỉ còn lễ và tế nữ quan còn duy trì. Cũng như nhiều phủ, điện Mẫu khác, nơi đây có những nghi thức thờ cúng cơ bản như: hầu bóng, tôn lô nhang và trình đồng để cầu mong đức Thánh Mẫu và các vị thần thánh ban phúc, lộc, thọ và an khang cho trăm họ.

Qua bài viết chắc hẳn bạn đã hiểu rõ di tích sự tích đền Quán Cháo hay có tên là Dâu cũng như ý nghĩa của ngày hội diễn ra tại đền. Đền Dâu tam điệp ninh bình là một trong những khu di tích liên quan chặt chẽ tới mẫu Liễu Hạnh. Năm 2009, đền Dâu Quán Cháo được xếp hạng khu di tích lịch sử cấp tỉnh cần được bảo tồn.


>>>Địa chỉ đền Quán Cháo Tam Điệp Ninh Bình: 


Chia sẻ cho bạn bè

Bình luận