Khám phá đền Cuông Nghệ An

Đền thờ An Dương Vương ở đâu ? Đền Cuông Nghệ An là khu di tích thuộc xã Quỳnh phương Huyện Quỳnh lưu Nghệ an. Vậy đền Cuông Nghệ An thờ ai...

Đánh Giá

Rated 4.3/5 based on 9 votes

Đền thờ An Dương Vương ở đâu ? Đền Cuông Nghệ An là khu di tích thuộc xã Quỳnh phương Huyện Quỳnh lưu Nghệ an. Vậy đền Cuông Nghệ An thờ ai và đi đền Cuông ở Nghệ An cầu gì ? Hãy cùng Đền Thánh Mẫu tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.


Hình ảnh đền Cuông Diễn Châu

1. Khám phá Đền Cuông Nghệ An tọa lạc ở đâu ?


Đền Cuông ở đâu ? Hiện có 2 ngôi đền có tên là Cuông, một là đền Cuông Yên Bái, còn lại là ngôi đền ở Nghệ An. Đền hiện đang nằm trên lưng chừng núi Mộ Dạ, thuộc xã Diễn An, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, cách trung tâm thành phố Vinh khoảng 30km về phía Bắc. Từ thành phố Vinh, bạn theo tuyến QL1A - qua ga MỸ Lý một đoạn là tới Đền Cuông Núi Mộ Dạ nằm gần quốc lộ.

Đền Cuông thờ ai ? Đền Cuông ở Nghệ An là một trong những ngôi đền thờ An Dương Vương Thục Phán - Người kế tục sự nghiệp vua Hùng dựng nước, thuộc xã Diễn An, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Trên đỉnh núi Mộ Dạ, người dân còn lập một am thờ công chúa Mỵ Châu và mọi người vẫn gọi là am Mỵ Châu. 



2. Lịch sử đền Cuông Diễn Châu Nghệ An


Hình ảnh đền Cuông ở Nghệ An gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước của vua Thục An Dương Vương. Theo sự tích An Dương Vương hay sự tích Nổ Thần thì sau khi được Thần Kim Quy giúp xây thành và làm nỏ thần, Thục An Dương Vương hoàn toàn mất cảnh giác và đã mắc mưu của Triệu Đà. Năm 208, sau khi chiếm được nỏ thần, Triệu Đà đã cho quân tấn công bất ngờ nước Âu Lạc, Thục An Dương Vương thất thế phải rút lui về phương nam, khi đến biển Cửa Hiền (ở phía bắc chân núi Mộ Dạ) đã được Thần Kim Quy đón về với Thủy Thần. 

Theo Mộ Dạ truyền thuyết thì ở núi này có hơn 50 tướng sĩ của vua Thục trong bước đường cùng đã tuẫn tiết ở đây. Theo truyền thuyết, sau khi chém Mỵ Châu, An Dương Vương phi ngựa lên đỉnh núi Mộ Dạ. Từ trên đó, Ngài đã cởi mũ, cởi cờ, cởi áo bào, tháo kiếm và yên ngựa rồi tung ra bốn phía. Kỳ lạ thay, tất cả các thứ đó biến thành 5 ngọn núi có hình giống như cái mũ, cái kiếm, chiếc vành khăn… châu tuần quanh núi Mộ Dạ. Không những thế, Ngài còn dẫm mạnh chân xuống một tảng trên đỉnh núi và để lại một vết chân rồi mới gieo mình xuống biển tự vẫn. Nơi ấy một thời gian sau nổi lên phiến đá có hình bàn cờ tướng và dân đi biển thi thoảng vẫn thấy hình bóng An Dương Vương cùng thần Kim Quy ngồi đánh cờ trên đó… 

Để tưởng nhớ Thục An Dương Vương, sau khi ông mất, nhân dân vùng này đã lập miếu thờ ông ở Cửa Hiền. Dù đã có miếu thờ, nhưng mỗi khi màn đêm buông xuống, trên sườn núi Mộ Dạ xuất hiện đốm lửa lập loè, người dân ở đây nghĩ rằng đó chính là linh hồn của Thục An Dương Vương nên họ đã lập đền thờ ông tại đây và gọi là Đền Cuông hay là Đền An Dương Vương.

Nhìn về tổng thể kiến trúc Đền Cuông Nghệ An được xây dựng theo kiểu chữ "Tam". Trải qua hàng nghìn năm, tam quan hiện nay đã chằng chịt rễ cây si leo bám, càng tạo nên nét cổ kính cho ngôi đền. Tòa trung điện theo kiểu chồng diêm 8 mái, các tòa khác trong đền đều có kiến trúc 4 mái, đầu đao cong vút. Các công trình đều đồ sộ, cột to, tường dày vững chắc nhưng không thô vì các chi tiết, hoa văn được đắp, chạm tinh tế, mà lại toát lên vẻ đẹp nhẹ nhàng, thanh thoát. Thượng điện đặt ban thờ Thục An Dương Vương, qua khoảng sân hẹp sang trung điện đặt ban thờ Cao Lỗ, tướng giúp vua chế tác nỏ thần. Đền Cuông Diễn Châu có nhiều di vật quý: trống, chiêng, tượng thờ, đồ tế khí... Nơi đây còn lưu giữ nhiều tư liệu bằng chữ Hán trên các bức hoành phi, cột, trụ biểu nhắc nhở con cháu, muôn dân luôn nhớ ân đức Thục An Dương Vương.

Đền Cuông Diễn Châu Nghệ An được xây dựng trên một vị trí thông thoáng, giàu chất sử thi. Trên núi Mộ Dạ ngày nay là cả một cánh rừng thông bạt ngàn. Sau núi là biển cả mênh mông, ngày đêm rì rào sóng vỗ. Ở phía Bắc chân núi là cửa Tư Hiền gắn với sự kiện bi hùng của đất nước - nơi cha con Thục An Dương Vương trên đường chạy giặc gặp bước đường cùng đã được Rùa Vàng hiển linh rẽ sóng mở đường cho vua cha về với biển. 


Lễ hội đền Cuông Nghệ An

Đền Cuông Diễn Châu còn có nhiều di vật quý: trống, chiêng, tượng thờ, đồ tế khí... Nơi đây còn lưu giữ nhiều tư liệu bằng chữ Hán trên các bức hoành phi, cột, trụ biểu nhắc nhở con cháu, muôn dân luôn nhớ ân đức vua Thục An Dương Vương.


3. Về dự lễ hội đền Cuông ở Nghệ An


Lễ Hội đền Cuông Nghệ An diễn ra từ ngày 14 - 16/2 âm lịch hàng năm là dịp để người dân trong vùng cũng như du khách thập phương đến Đền chiêm bái và tưởng nhớ công ơn Thục An Dương Vương. Với các hoạt động như: tế thần, rước kiệu thần, hát ví, hát phường vải, hát tuồng, chèo, đốt pháo bông, thả đèn hoa…. chắc chắn sẽ đem lại nhiều điều thú vị cho du khách.

Sau khi có chuyện con hạc về và cá voi chết đúng ngày Lễ hội năm 1995, người dân lại càng quan tâm hơn và xem hội đền Cuông ở Diễn Châu như là một sự kiện đặc biết, không thể vắng mặt trong năm. Từ một Lễ hội chỉ thu hút được người dân xung quanh vùng, nay lễ hội đã được người dân khắp mọi miền đất nước để ý và hành hương trong những đầu xuân năm mới.


Qua bài viết chắc hẳn bạn đã hiểu rõ sự tích Đền Cuông Nghệ An cũng như ý nghĩa lễ hội Đền Cuông Diễn Châu. Đền là một di tích lịch sử đã được Nhà nước xếp hạng, đồng thời cũng là một danh thắng nổi tiếng – nơi kết hợp hài hòa giữa kiến trúc và cảnh sắc thiên nhiên như thể đã có một sự thỏa thuận trước giữa tạo hóa và bàn tay con người.

>>Đường đi Đền Cuông ở Nghệ An.

Chia sẻ cho bạn bè

Bình luận